Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2023
  Lại giở trò lố “Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals” Giải thưởng nhân quyền hiểu theo nghĩa gốc vốn thiêng liêng, vì mục đích cao cả nhưng các cá nhân, tổ chức thù địch với Việt Nam lại mượn danh giải thưởng này để trao cho những “nhà dân chủ giả hiệu”, làm vỏ bọc ngụy trang, tạo động lực để các đối tượng gia tăng hoạt động chống phá, gây rối an ninh Nguồn gốc và bản chất của “Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals” Năm 1993, 10 tổ chức tự nhận là hoạt động vì nhân quyền trên thế giới đã đứng ra thành lập cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals” để trao cho người được họ cho rằng “đã thể hiện thành tích xuất sắc trong việc chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền bằng những biện pháp can đảm, cần được bảo vệ”. Từ đó đến nay, giải thưởng này liên tục được trao cho những đối tượng mà  họ coi là “nhà hoạt động nhân quyền”, được tán tụng ví như “giải Nobel về nhân quyền”! Tuy nhiên, thực tế cho thấy “Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals” ra đời không phục vụ ý nghĩa tron...
  Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn ủng hộ, khuyến khích phản biện xã hội và coi đây là biện pháp quan trọng để tiếp thu mọi ý kiến của các tầng lớp nhân dân nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, thời gian qua, bên cạnh những ý kiến đóng góp tích cực, trên tinh thần xây dựng thì vẫn còn một số tổ chức, cá nhân lợi dụng phản biện xã hội để thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta. Đội lốt phản biện xã hội để phá bĩnh Phản biện xã hội là sự nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến khẳng định những nội dung đúng đắn của chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án, đề án, đồng thời phát hiện những điểm chưa chính xác, chưa phù hợp với đời sống xã hội và lợi ích chính đáng của nhân dân để kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung cho chính xác và phù hợp. Khác với đả kích, nói xấu, bôi nhọ mang tín...
  Kỷ luật cảnh cáo Giám đốc Quỹ đầu tư phát triển tỉnh An Giang Chiều 24/10, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy An Giang cho biết đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Chi bộ Quỹ Đầu tư phát triển và đồng chí Nguyễn Huỳnh Quốc Bảo, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh An Giang. UBKT Tỉnh ủy An Giang nhận thấy, Chi bộ Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025 đã vi phạm quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ trong thực hiện công tác xây dựng Đảng, phát sinh nhiều đơn thư phản ánh, tố cáo, có dấu hiệu mất đoàn kết nội bộ. Những vi phạm của Chi bộ Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025 làm giảm uy tín của tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật. Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả và nguyên nhân vi phạm, căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức Đảng, Đảng viên vi phạm, UBKT Tỉnh ủy An Giang quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với C...
  Tránh tư tưởng “cua cậy càng, cá cậy vây” Tiếp xúc cử tri trước thềm Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý các chủ thể trong hệ thống chính trị cần phải làm đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định, tránh tình trạng “cua cậy càng, cá cậy vây”, cứ cậy mình là cán bộ cấp trên đi xuống hoạnh họe với dân là không được... Tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội đã được ấn định trong Luật Tổ chức Quốc hội. Với cử tri các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình (đơn vị bầu cử số 1, TP Hà Nội), niềm tin và sự trông đợi sau mỗi kỳ họp Quốc hội còn mang ý nghĩa lớn hơn khi cử tri, nhân dân được trực tiếp dự, lắng nghe chia sẻ của đại biểu Quốc hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; cùng với đó là những ý kiến, kiến nghị mà cử tri đề đạt, gửi tới Tổng Bí thư. Buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước thềm Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV lần này cũng thể hiện niềm tin, ý nghĩa như vậy. Với tư cách thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Tổng ...
  Luật pháp quốc tế, hợp tác đa phương là chìa khóa giải quyết vấn đề Biển Đông Đa số ý kiến khẳng định, cho đến nay, ASEAN vẫn tiếp tục thể hiện vai trò trung tâm, cần tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt trong những vấn đề đòi hỏi có hành động và nỗ lực tập thể, trong đó có an ninh trên không gian biển. Ngày 25/10, trong ngày đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 với chủ đề “Thu hẹp vùng biển xám, Mở rộng vùng biển xanh” diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, 4 phiên thảo luận chính đã đề cập nhiều nội dung quan trọng.  Một phiên thảo luận ngày 25/10 tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15. Nghị sĩ Anne-Marie Trevelyan, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh phụ trách các vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cho biết, Việt Nam và Vương quốc Anh là đối tác gần gũi trong các vấn đề an ninh biển. Anh luôn mong muốn tăng cường quan hệ với các đối tác, ủng hộ phát triển bền vững và cùng ứng phó với những thách thức chung để bảo vệ kh...
  Bảo đảm an ninh nguồn nước nhưng không kìm hãm phát triển kinh tế Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã quy định rõ nguyên tắc phát triển kinh tế không đánh đổi môi trường, an ninh nguồn nước và ngược lại, bảo đảm an ninh nguồn nước nhưng không kìm hãm phát triển kinh tế. Sáng 26/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận cho ý kiến về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Theo giải trình của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, dự thảo luật đã quy định rõ nguyên tắc phát triển kinh tế không đánh đổi môi trường, an ninh nguồn nước và ngược lại, bảo đảm an ninh nguồn nước không kìm hãm phát triển kinh tế. Quy định chặt hơn đảm bảo an ninh nguồn nước Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, nhiều đại biểu đề nghị, nguyên tắc ...
  Đưa Luật Cảnh sát biển Việt Nam vào cuộc sống Luật Cảnh sát biển Việt Nam được Quốc hội Khóa XIV thông qua ngày 11/9/2018, tại kỳ họp thứ 6 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Luật Cảnh sát biển được ban hành có ý nghĩa chính trị và tầm quan trọng đặc biệt trong thực thi pháp luật trên biển, thể hiện sự tập trung ý chí của Đảng, Nhà nước, nguyện vọng của nhân dân, là tuyên bố mạnh mẽ và quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Cơ quan chức năng lấy mẫu dầu DO đi giám định (Ảnh: Đức Định). Luật đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, quản lý, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc và hoạt động thực thi pháp luật, bảo vệ an tinh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển của lực lượng chuyên trách.  Từ khi Luật Cảnh sát biển có hiệu lực, lực lượng Cảnh sát biể...
  Giải cứu 61 công dân Việt Nam khỏi sòng bạc lừa đảo tại Myanmar Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng ngày 26/10 xác nhận, trong số gần 200 người nước ngoài được giải cứu khỏi các tụ điểm sòng bạc lừa đảo tại Myanmar có 61 công dân Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: VNA Tại buổi họp báo thường kỳ diễn ra ngày 26/10, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin Myanmar giải cứu nhiều người nước ngoài khỏi các cơ sở sòng bạc lừa đảo, trong đó có công dân Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: "Trong những ngày gần đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar cũng như là Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tiếp nhận thông tin từ lực lượng chức năng của Myanmar cho biết, gần 200 người nước ngoài trong đó có công dân Việt Nam đã được giải cứu từ các tụ điểm sòng bạc lừa đảo ở khu vực biên giới phía Bắc của Myanmar". Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán...
  Bổ sung ưu đãi CBCS lực lượng vũ trang được mua, thuê nhà ở Dự thảo luật bổ sung đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) được lựa chọn mua, thuê nhà ở xã hội hoặc nhà ở cho LLVTND nếu chưa được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở, đồng thời đáp ứng điều kiện về thu nhập. Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, chiều 26/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.   Bổ sung đối tượng thuê nhà ở công vụ Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đã giải trình một số vấn đề các đại biểu quan tâm như: hình thức sử dụng đất được đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại; cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; phát triển nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân; các dự án nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư...
  Khơi thông những "điểm nghẽn", triển khai hiệu quả Đề án 06 phục vụ nhân dân Cùng với sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của Bộ Công an, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị các bộ, ngành có liên quan khẩn trương giải quyết các “điểm nghẽn”, những vấn đề pháp lý liên quan trong triển khai Đề án 06 nhằm góp phần cải cách hiệu quả thủ tục hành chính phục vụ nhân dân, xã hội. Chiều 27/10, dưới sự chủ trì của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ đã tổ chức phiên họp tháng 10. Cùng dự phiên họp có Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và đại diện các bộ, ngành, UBND TP Hà Nội. Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại phiên họp. Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Tô Lâm biểu dương các thành viên trong Tổ Công tác triển khai Đề án 06 với những nỗ lực, cố gắng trong thờ...