Chuyển đến nội dung chính

 

Giải cứu 61 công dân Việt Nam khỏi sòng bạc lừa đảo tại Myanmar

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng ngày 26/10 xác nhận, trong số gần 200 người nước ngoài được giải cứu khỏi các tụ điểm sòng bạc lừa đảo tại Myanmar có 61 công dân Việt Nam.

Giải cứu 61 công dân Việt Nam khỏi sòng bạc lừa đảo tại Myanmar -0
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: VNA

Tại buổi họp báo thường kỳ diễn ra ngày 26/10, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin Myanmar giải cứu nhiều người nước ngoài khỏi các cơ sở sòng bạc lừa đảo, trong đó có công dân Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:

"Trong những ngày gần đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar cũng như là Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tiếp nhận thông tin từ lực lượng chức năng của Myanmar cho biết, gần 200 người nước ngoài trong đó có công dân Việt Nam đã được giải cứu từ các tụ điểm sòng bạc lừa đảo ở khu vực biên giới phía Bắc của Myanmar".

Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh thông tin về vụ việc và đề nghị phía Myanmar bảo đảm nơi ăn chốn ở cho các công dân Việt Nam, nhanh chóng tiến hành điều tra, xác minh nhân thân của các công dân này.

"Cho đến nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Myanmar xác định có 61 người là công dân Việt Nam", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết.

Cũng theo Người phát ngôn, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar và các đơn vị liên quan ngay lập tức phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước và tại Myanmar triển khai các thủ tục lãnh sự cần thiết; xây dựng phương án bảo hộ, hỗ trợ đưa công dân về nước trong thời gian sớm nhất sau khi các cơ quan chức năng của Myanmar có kết luận cuối cùng về việc này.

Bất cứ công dân nào có thông tin về người thân được giải cứu tại Myanmar, có thể liên hệ đến tổng đài bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao hoặc số điện thoại bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar có trên website của Đại sứ quán.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Đừng tát nước theo mưa Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê. Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệ...
  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, v...
  Nhận diện mưu đồ chống phá đất nước núp bóng “công đoàn độc lập” Những năm gần đây, để thực hiện mưu đồ đen tối, các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu ra sức gia tăng hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi lên là vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền và người lao động. Lợi dụng quy định của pháp luật cho phép thành lập tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, những đối tượng cơ hội chính trị dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn lôi kéo, kích động công nhân và người lao động tăng cường các hoạt động bất hợp tác với người sử dụng lao động, đòi thành lập cái gọi là “công đoàn độc lập” nhằm mưu đồ hình thành tổ chức chính trị đối lập để chống phá Đảng, Nhà nước, gây mất an ninh xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Thủ đoạn ráo riết của các thế lực thù địch thực hiện thời gian qua là ra sức tuyên truyền tô vẽ để đề cao các tổ chức xưng danh “công đoàn độc lập Việt Nam để bảo vệ...