Chuyển đến nội dung chính

 

Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền

Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. 

Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam”

Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Từ năm 2002 đến nay, vào dịp cuối năm, VHRN lại công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” để “vinh danh” những cá nhân, tổ chức mà họ cho là đã có “thành tích tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam”.

Trên thực tế, cá nhân, tổ chức mà họ “vinh danh” để nhận “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” hằng năm đều là những cá nhân, tổ chức đã có các hoạt động vi phạm pháp luật, phạm tội, có hoạt động tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, bị toà án các cấp kết án tù giam. Từ năm 2002 đến nay, những tổ chức được VHRN tiến hành “vinh danh” nhận “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” có thể kể đến như: Hội nhà báo độc lập Việt Nam, Bán nguyệt san Tự do ngôn luận của khối 8406, Hội Anh em dân chủ, Mạng lưới blogger Việt Nam... Còn  các cá nhân hoạt động chống phá đất nước Việt Nam dưới danh nghĩa là “tù nhân lương tâm”, “dân oan”, “tù nhân tôn giáo”, “tù nhân chính trị” được tổ chức này “vinh danh” bao gồm: Nguyễn Văn Lý, Lê Quang Liêm, Thích Quảng Độ, Phan Văn Lợi, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Nguyễn Đăng Quế, Nguyễn Chính Kết, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải (Hải “Điếu cày”), Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Công Chính, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy, Võ An Đôn, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Hữu Vinh, Đặng Đình Mẫn, Phạm Đoan Trang, Lê Công Định, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Đinh Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Tường Thụy, Lưu Văn Vịnh, Trần Đức Thạch... Năm 2023, tổ chức này cũng đã “vinh danh” 3 “khôi nguyên” là đối tượng đang chấp hành án phạt tù về các tội danh tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bao gồm Trần Văn Bang, Y Wô Niê, Lê Trọng Hùng… 

Lộ tẩy những “khôi nguyên” nhận giải thưởng

Trong nội dung được tổ chức VHRN đăng tải trên các diễn đàn mạng cho biết, ngày 18/11/2024, VHRN đã công bố về 3 “khôi nguyên” được “vinh danh” nhận “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” là các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước. Cũng như các năm trước, những đối tượng được họ vinh danh lần này đều có điểm chung là đang phải chấp hành án phạt tù về các tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự.

Đối với Đỗ Nam Trung (sinh năm 1981, hộ khẩu thường trú đội 1, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định), ngày 24/3/2022, tại trụ sở TAND tỉnh Nam Định, TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm và tuyên y án 10 năm tù giam và phạt bổ sung 4 năm quản chế về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa  XHCN Việt Nam” theo điểm a, khoản 1, Điều 117 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đỗ Nam Trung là người đã từng có nhiều tiền án; trong đó, năm 2015, bị TAND tỉnh Đồng Nai xử phạt 14 tháng tù giam về tội "Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Sau khi ra tù vào năm 2016, Đỗ Nam Trung đã có hành vi đăng tải 6 video có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Hành vi của Đỗ Nam Trung đã đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc, chạy theo những lời kêu gọi, cổ xúy của các thế lực thù địch, phản động nhằm tạo ra sự bất ổn về chính trị tại Việt Nam, gây chia rẽ mối đoàn kết dân tộc, làm giảm lòng tin của nhân dân với chính quyền. Bản thân Đỗ Nam Trung khai báo không thành khẩn, phạm tội nhiều lần và là người biết rõ hậu quả hành vi vi phạm pháp luật của mình nhưng vẫn cố tình hoạt động chống Nhà nước. Do vậy, việc tòa án tuyên phạt 10 năm tù giam và phạt bổ sung 4 năm quản chế sau khi mãn hạn tù đối với Đỗ Nam Trung là hoàn toàn xứng đáng và thể hiện sự nghiêm minh, thượng tôn của pháp luật.

Đối với Bùi Văn Thuận (sinh năm 1981, quê quán ở xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, đăng ký thường trú tại phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa), là người đang phải chấp hành bản án 8 năm tù giam và áp dụng hình phạt bổ sung quản chế trong thời hạn 5 năm về tội “Tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2016 đến tháng 8/2021, Bùi Văn Thuận là người đã tạo lập, quản trị và sử dụng tài khoản Facebook “Thuan Van Bui (Cha già dân tộc)” để đăng tải, chia sẻ, phát tán nhiều bài viết có nội dung xúc phạm uy tín, danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, địa phương; xuyên tạc, bịa đặt, suy luận vô căn cứ về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tuyên truyền, kích động chống phá, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân. Hành vi của Bùi Văn Thuận đã gây nguy hiểm cho xã hội cần phải xử lý nghiêm khắc và bản án mà TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt trong phiên tòa xét xử diễn ra vào hai ngày 17-18/11/2022 là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, đúng người, đúng tội. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho Bùi Văn Thuận, người từng được xem là có trình độ, nhận thức, đã từng làm việc tại các Trường THPT Dân lập Bình Minh (Hoài Đức, Hà Nội), Trường THPT Dân lập Phương Nam (Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Còn đối với Đặng Đăng Phước (sinh năm 1963, trú tổ dân phố 7A, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), TAND cấp cao tại Đà Nẵng trong phiên xét xử phúc thẩm ngày 7/10/2023 đã tuyên y án sơ thẩm với bản án 8 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự. Theo cáo trạng, từ năm 2019 đến tháng 8/2022, Đặng Đăng Phước đã đăng tải, chia sẻ hơn 200 bài viết có nội dung công kích lãnh đạo cấp cao và chính quyền, xuyên tạc tình hình chính trị - xã hội trong nước; công khai thể hiện tư tưởng, quan điểm bất mãn, bôi nhọ, nói xấu lực lượng Công an; lợi dụng các vấn đề đang được xã hội và cộng đồng mạng quan tâm để xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, Đặng Đăng Phước thường xuyên tham gia các hội, nhóm, diễn đàn trên mạng xã hội để ủng hộ hoạt động của các nhóm chống đối như: “No U,” “Phổ biến Hiến pháp”; lôi kéo những đối tượng bất mãn, chống đối trên địa bàn tỉnh tham gia các phiên tòa xét xử một số đối tượng vi phạm pháp luật; căng băng rôn, cản trở hoạt động của các cơ quan chức năng, kích động, gây phức tạp về an ninh trật tự; tụ tập hát những bài hát có nội dung kích động, phá hoại về tư tưởng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân. Những hành động của Đặng Đăng Phước đã vi phạm các quy định của ngành giáo dục, trái với đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật. Các hành vi đó đã diễn ra trong một thời gian dài. Mặc dù đã được các cơ quan, lực lượng chức năng nhiều lần mời làm việc để tuyên truyền, vận động, giải thích, nhắc nhở nhưng Đặng Đăng Phước không chấp hành. Bản án 8 năm tù giam là hình phạt thích đáng với quá trình vi phạm pháp luật, tuyên truyền chống phá đất nước của Đặng Đăng Phước.

Như vậy, với những hoạt động tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam của Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước mà tổ chức “VHRN lại “vinh danh” cho họ cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” đủ để thấy rõ bản chất của tổ chức này cũng như việc trao “giải thưởng” cũng chỉ là chiêu trò bịp bợm nhằm xuyên tạc về tình hình nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam cũng như nhằm cổ xuý cho những kẻ đang chấp hành án phạt tù về các hành động chống phá đất nước.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...
Lịch trình chi tiết ngày làm việc thứ 2 của ông Trump và ông Kim ở Việt Nam Thứ Năm, 28/02/2019 07:47 AM GMT+7 (VTC News) - Đúng như tuyên bố trước đó trước đó của Tổng thống Trump, ngày làm việc thứ 2 của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều là một ngày hết sức bận rộn với lịch trình làm việc dày đặc. Theo Nhà Trắng, 2 nhà lãnh đạo sẽ bắt đầu chuỗi các cuộc họp tại khách sạn Metropole, bắt đầu bằng cuộc thảo luận riêng kéo dài 45 phút. Sau đó, ông Kim và ông Trump sẽ có cuộc gặp song phương mở rộng với các trợ lý vào 9h45.  Tới 11h55 , lãnh đạo Mỹ-Triều  sẽ có bữa trưa làm việc. 14h05, một lễ ký kết sẽ diễn ra và 15h30, Tổng tống Trump sẽ tổ chức một buổi họp báo.  Tổng thống Trump và lãnh đạo Kinm Jong-un trong bữa tối tại khách sạn Metropole. (Ảnh: Getty)  Trước đó, vào tối 27/2, Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un đã có cuộc trò chuyện ngắn trước khi dùng bữa tối cùng thành viên phái đoàn 2 bên tại khách sạn  Metropole. Tạ...