Chuyển đến nội dung chính

 

Đưa Luật Cảnh sát biển Việt Nam vào cuộc sống

Luật Cảnh sát biển Việt Nam được Quốc hội Khóa XIV thông qua ngày 11/9/2018, tại kỳ họp thứ 6 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019.

Luật Cảnh sát biển được ban hành có ý nghĩa chính trị và tầm quan trọng đặc biệt trong thực thi pháp luật trên biển, thể hiện sự tập trung ý chí của Đảng, Nhà nước, nguyện vọng của nhân dân, là tuyên bố mạnh mẽ và quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

2.jpg -0
Cơ quan chức năng lấy mẫu dầu DO đi giám định (Ảnh: Đức Định).

Luật đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, quản lý, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc và hoạt động thực thi pháp luật, bảo vệ an tinh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển của lực lượng chuyên trách. 

Từ khi Luật Cảnh sát biển có hiệu lực, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động để đưa Luật vào cuộc sống, với những nhiệm vụ trọng tâm, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho lực lượng Cảnh sát biển thực thi nhiệm vụ.

Trong thời gian qua, để đưa Luật Cảnh sát biển đi vào cuộc sống, lực lượng Cảnh sát biển đã tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý trong vùng biển Việt Nam theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển. Đã trực tiếp tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển.

Từ đầu năm 2023 đến nay, lực lượng Cảnh sát biển đã trực tiếp và phối hợp bắt giữ, xử lý hàng trăm vụ vi phạm pháp luật trên biển. Đặc biệt, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trên biển, nhất là tình trạng mua bán xăng dầu trái phép trên biển đã được tăng cường kiểm tra, bắt giữ.

Điển hình, vào đêm 11/10, tại khu vực biển cách Tây Bắc đảo Thổ Chu, Phú Quốc (Kiên Giang) khoảng 20 hải lý, tổ công tác Cục Nghiệp vụ và Pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam đã phát hiện tàu cá vỏ gỗ mang số hiệu KG - 90268-TS có nhiều dấu hiệu nghi vấn, đã ra tín hiệu dừng tàu để kiểm tra hành chính.

1.jpg -0
Đưa tàu chở dầu vi phạm về cảng (Ảnh: Đức Định).

Theo Đại tá Lương Đình Hưng - Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam, tổ công tác của đơn vị đã kiểm tra trên tàu vận chuyển khoảng 70.000 lít dầu DO trái phép.

Tổ công tác đã tiếp cận, tiến hành kiểm tra phương tiện và thuyền viên. Tại thời điểm kiểm tra, trên tàu cá có 3 thuyền viên do ông Lương Văn Xuyên (SN 1986, trú tại Hưng Yên, An Biên, Kiên Giang) làm thuyền trưởng. Theo lời khai của ông Xuyên, tàu KG - 90268-TS đang vận chuyển khoảng 70.000 lít dầu D.O và toàn bộ số dầu này đều không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, thiết lập hồ sơ ban đầu, niêm phong hàng hóa vi phạm; dẫn giải phương tiện về cảng Hải đội 401 và bàn giao cho Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 để tiếp tục điều tra, xử lý đúng theo quy định của pháp luật.

Cũng tại vùng biển phía Nam, ngày 24/10, lực lượng chức năng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã phát hiện tàu TG 90297 TS có dấu hiệu vi phạm nên đã ra tín hiệu dừng tàu để tiến hành kiểm tra. Tại thời điểm kiểm tra, trên tàu có 4 thuyền viên. Thuyền trưởng là ông Nguyễn Văn Bường (SN 1972, quê ở xã Tân Mỹ Chánh, Mỹ Tho, Tiền Giang) khai đang vận chuyển khoảng 80.000 lít dầu DO nhưng không xuất trình được chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Lực lượng Cảnh sát biển đã dẫn giải tàu chở dầu về đến cảng Hải đội 301, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 (Bà Rịa -Vũng Tàu) để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Thực thi Luật Cảnh sát biển, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã phối hợp với các lực lượng chức năng trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm và thu được hiệu quả cao. Để đưa Luật vào cuộc sống và thực thi Luật Cảnh sát biển đã đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân thông qua các chương trình như: “Em yêu biển đảo quê hương”, “Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân”, “Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo”…đem lại hiệu quả cao.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương lớn về định hướng chiến lược biển. Xác định mục tiêu, quản lý, bảo vệ biển, đảo Việt Nam là: Kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc trên biển; giữ vững ổn định chính trị trong nước, giữ vững môi trường hòa bình ổn định lâu dài là lợi ích cao nhất để xây dựng và phát triển đất nước.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về công tác phòng ngừa vi
  Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là sự thật không thể phủ nhận! (TG) - Ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tự do tín ngưỡng, tôn giáo là 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người nhấn mạnh:  “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết” . Điều này tiếp tục được hiến định trong các bản Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Ảnh minh họa TÔN GIÁO LÀ MỘT THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
  Đừng tát nước theo mưa Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê. Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệp với thông ti