Chuyển đến nội dung chính

 

Luật pháp quốc tế, hợp tác đa phương là chìa khóa giải quyết vấn đề Biển Đông

Đa số ý kiến khẳng định, cho đến nay, ASEAN vẫn tiếp tục thể hiện vai trò trung tâm, cần tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt trong những vấn đề đòi hỏi có hành động và nỗ lực tập thể, trong đó có an ninh trên không gian biển.

Ngày 25/10, trong ngày đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 với chủ đề “Thu hẹp vùng biển xám, Mở rộng vùng biển xanh” diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, 4 phiên thảo luận chính đã đề cập nhiều nội dung quan trọng. 

Luật pháp quốc tế, hợp tác đa phương là chìa khóa giải quyết vấn đề Biển Đông -0
Một phiên thảo luận ngày 25/10 tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15.

Nghị sĩ Anne-Marie Trevelyan, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh phụ trách các vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cho biết, Việt Nam và Vương quốc Anh là đối tác gần gũi trong các vấn đề an ninh biển. Anh luôn mong muốn tăng cường quan hệ với các đối tác, ủng hộ phát triển bền vững và cùng ứng phó với những thách thức chung để bảo vệ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở; đồng thời khẳng định tăng cường cam kết với ASEAN và các quốc gia thành viên, vì hoà bình và ổn định tại Biển Đông.

Ông Martin Thümmel, Ủy viên phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Liên bang Đức, bày tỏ quan ngại về tình trạng leo thang căng thẳng ở Biển Đông gần đây, đặc biệt là vụ việc tàu cảnh sát biển và tàu dân quân biển Trung Quốc đâm va các tàu của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ngày 22/10/2023. Ông Thümmel nhấn mạnh, việc xác định các vùng biển phải tuân theo quy định của luật pháp quốc tế, Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Phán quyết Toà Trọng tài năm 2016 đã bác bỏ yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc.

Luật pháp quốc tế, hợp tác đa phương là chìa khóa giải quyết vấn đề Biển Đông -0
Nhiều diễn giả dự hội thảo khoa học là các chuyên gia đến từ 20 quốc gia.

Trong phiên 1 “Biển Đông: Chặng đường 15 năm qua”, các đại biểu cho rằng, những năm gần đây, vấn đề Biển Đông đã xuất hiện nhiều yếu tố, khía cạnh mới như đa phương hoá, quốc tế hoá; quân sự hoá các vùng biển và khu vực chiếm đóng; luật pháp quốc tế trong quản lý tranh chấp…Biển Đông hiện nay được đánh giá là vấn đề quốc tế, có nhiều rủi ro xung đột hơn và nếu có xảy ra xung đột sẽ dễ bị leo thang mở rộng.

Đồng thời, các nước quan tâm hơn đến thúc đẩy các biện pháp quản lý tranh chấp như tiến trình xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) đang có một số tiến triển tích cực. Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại một số nội dung gây tranh cãi trong đàm phán COC như: phạm vi áp dụng, hiệu lực pháp lý, cơ chế thực thi, vai trò của bên thứ ba...

Thảo luận phiên 2 với chủ đề “Các nước lớn và Những trách nhiệm lớn: Hợp tác và cùng chung sống trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng?”, đa số học giả đồng tình rằng, vấn đề hòa bình, ổn định ở Biển Đông là quan trọng, ưu tiên của mọi quốc gia và mong muốn tránh xảy ra đụng độ, đối đầu tại khu vực. Tuy nhiên, tình hình Biển Đông đang trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt trong bối cảnh trật tự thế giới có nhiều biến chuyển, năng lực tổng hợp của một số quốc gia thay đổi, cùng với đó là mong muốn xây dựng luật chơi mới phù hợp với vị thế nước lớn của mình. 

Có ý kiến cho rằng, hành động xây dựng mạng lưới các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phép kiểm soát khu vực Biển Đông là nhân tố tác động tiêu cực tới hòa bình khu vực trong tương lai. Một số học giả đề nghị các quốc gia vẫn có thể chia sẻ kinh nghiệm, cùng thúc đẩy hợp tác, minh bạch trong lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật ở khu vực Biển Đông.

Về “Cách tiếp cận đa phương về Biển Đông: Một xu hướng mới?” trong phiên thứ 3, các chuyên gia tập trung thảo luận về xu hướng và vai trò của cách tiếp cận đa phương trong vấn đề Biển Đông, góp phần giảm thiểu các rủi ro, nhất là đối phó với hành động gây hấn của các nước lớn. Đa số ý kiến khẳng định, cho đến nay, ASEAN vẫn tiếp tục thể hiện vai trò trung tâm, cần tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt trong những vấn đề đòi hỏi có hành động và nỗ lực tập thể, trong đó có an ninh trên không gian biển. Có chuyên gia gợi ý hợp tác kinh tế biển xanh (blue economy) là một hướng đi để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và quản lý bền vững biển và đại dương.

Về chủ đề “Cần một khuôn khổ pháp lý cho đấu tranh pháp lý?” trong phiên 4, các học giả chia sẻ cách tiếp cận đa dạng về “chiến tranh pháp lý” và đồng tình rằng, hiện nay, nhiều quốc gia sử dụng luật pháp như một công cụ để đạt được các mục tiêu chiến lược. Có ý kiến cho rằng tại Biển Đông, một số chủ thể đã sử dụng luật pháp, ban hành nội luật, diễn giải luật sai lệch theo cách thức “lựa chọn có lợi cho mình” để củng cố các yêu sách vùng biển không phù hợp với luật pháp quốc tế, làm xói mòn trật tự pháp lý trên biển. Đa số vẫn tiếp tục khẳng định luật pháp quốc tế, trong đó UNCLOS là xương sống, khuôn khổ cho hành vi ứng xử của các quốc gia trên biển.

Hôm nay (26/10), Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 sẽ tiếp tục 4 phiên thảo luận chính về các chủ đề: “Vai trò của Cảnh sát biển trong tăng cường hợp tác ở Biển Đông”; “Thời điểm quyết định: Năng lượng truyền thống hay năng lượng tái tạo?”; “Cơ sở hạ tầng thiết yếu: Ý nghĩa chiến lược mới của công nghệ” và “Tiếng nói của thế hệ kế cận”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Đừng tát nước theo mưa Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê. Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệ...
  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, v...
  Nhận diện mưu đồ chống phá đất nước núp bóng “công đoàn độc lập” Những năm gần đây, để thực hiện mưu đồ đen tối, các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu ra sức gia tăng hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi lên là vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền và người lao động. Lợi dụng quy định của pháp luật cho phép thành lập tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, những đối tượng cơ hội chính trị dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn lôi kéo, kích động công nhân và người lao động tăng cường các hoạt động bất hợp tác với người sử dụng lao động, đòi thành lập cái gọi là “công đoàn độc lập” nhằm mưu đồ hình thành tổ chức chính trị đối lập để chống phá Đảng, Nhà nước, gây mất an ninh xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Thủ đoạn ráo riết của các thế lực thù địch thực hiện thời gian qua là ra sức tuyên truyền tô vẽ để đề cao các tổ chức xưng danh “công đoàn độc lập Việt Nam để bảo vệ...