Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2022
  Bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam: Sự cảnh báo cần thiết! Thời gian qua, bà Nguyễn Phương Hằng là một nhân vật được nhiều người biết đến và “nổi tiếng” trên mạng xã hội. Những buổi livestream của bà Hằng trên nền tảng mạng xã hội luôn có số lượng rất lớn người theo dõi. Nhưng những câu chuyện quanh nhân vật này cũng gây nhiều tranh cãi trong suốt gần một năm qua… Trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam, bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, thường trú 17-19 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1; Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) nhiều lần lên mạng xã hội liên tục đấu tố nhiều cá nhân, nghệ sĩ. Trong đó, ngày 3/3/2021, bà Hằng gửi đơn đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh tố cáo ông Võ Hoàng Yên. Trong đơn, bà Hằng thông tin việc vợ chồng bà biết ông Yên có các hoạt động chữa bệnh và từ thiện. Trong một lần ông Yên khám chữa bệnh ở Bình Dương, vợ chồng bà có tiếp xúc. Sau đó, họ hỗ trợ ông Yên xây chùa, ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lụt. Thời gian này, ôn
  Xuyên tạc việc khởi tố bị can Nguyễn Phương Hằng để bôi nhọ chính quyền Ngày 24/3, Công an TP Hồ Chí Minh đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng, sinh năm 1971, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam, trú tại 17-19 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Ngay sau đó, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã lợi dụng để xuyên tạc, hướng lái bản chất vụ việc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước. Một số tổ chức, hội nhóm phản động như Việt Tân, Hội Anh em dân chủ; các hãng truyền thông hải ngoại vốn thiếu thiện chí với Việt Nam như RFA, RFI, VOA… đã đưa ra nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc, sai trái. Điển hình trên mạng facebook của Việt Tân vu cáo: “Công an sử dụng Điều 331 để khởi tố bà Hằng là sai trái”, rồi suy diễn thành việc “doanh nhân đối đầu với thế lực chính trị như việc trứng chọi đá”. Bài viết đưa ra luận điệu hết sức lố bịch rằng: “Ở Việt Nam này luật
  Có tình trạng lợi dụng dân chủ để chống đối, xuyên tạc gây mất ANTT Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh khi thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại Phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 23/3. Theo Tờ trình do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày, việc ban hành Luật sẽ kịp thời thể chế hóa chủ trương phát huy rộng rãi dân chủ XHCN với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" được đặc biệt nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và tiếp tục cụ thể hóa quyền làm chủ của Nhân dân, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013, trên cơ sở đó góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày tờ trình. Dự thảo Luật gồm 6 chương, 49 điều, với các điểm mới: Bổ sung nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng,
  Buộc thôi việc trạm trưởng y tế bị tố vòi tiền người nhà bệnh nhân COVID-19 Ngày 24/3, thông tin từ Trung tâm  Y tế quận Lê Chân (Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa ban hành Quyết định kỷ luật viên chức đối với ông Nguyễn Mạnh Hùng, nhân viên Trung tâm Y tế quận, phụ trách Trạm Y tế lưu động phường Trại Cau. Quyết định của Trung tâm Y tế quận Lê Chân nêu rõ, ông Hùng bị thôi vì lý do vi phạm quy chế tại khoản 3 Điều 16 tại Nghị định 112/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ; lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích trục lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Trước đó, vào đầu tháng 3/2022, anh T., trú tại quận Lê Chân, đăng thông tin trên mạng xã hội facebook phản ánh nội dung ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trạm trưởng Tram Y tế lưu động phường Trại C
  Xử nghiêm để nắn chỉnh xu hướng lệch lạc, ảo tưởng, phạm pháp Sự kiện bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam như cánh cửa khép lại “năm tháng sôi động” của một hiện tượng bùng nổ trên mạng và dư luận xã hội. Với những kỷ lục được thiết lập qua chỉ số người xem trên livestream cùng những tác động, ảnh hưởng trong dư luận xã hội, hiện tượng “livestream Phương Hằng” đặt ra rất nhiều vấn đề, cả trên góc độ pháp lý và đạo đức, văn hóa xã hội. Các buổi livestream của bà Phương Hằng thực sự gây sốt trên mạng xã hội. Điển hình như buổi livestream từ 18h30' ngày 25/5/2021, bà Phương Hằng tố cáo nhiều showbiz Việt và nêu ý kiến về số tiền ủng hộ lũ lụt miền Trung của nghệ sĩ Hoài Linh. Ngoài trang Facebook cá nhân, bà Hằng còn livestream trực tiếp trên Facebook Trường đua Đại Nam official và kênh Youtube Trường đua Đại Nam với tổng cộng số người xem trực tiếp lên tới gần nửa triệu người, chưa kể đến rất nhiều trang không chính thức phát trực tiếp lại và những lượt xem lại, số người
  Nhiều sai phạm liên quan đến điện mặt trời mái nhà Các sai phạm phổ biến gồm thực hiện thỏa thuận đấu nối điện mặt trời mái nhà vượt quá thời hạn quy định; ký hợp đồng mua bán điện có công suất vượt quá công suất trong thỏa thuận đấu nối. Bộ Công Thương vừa có kết luận số 1424/KL-BCT về rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà; trong đó chỉ rõ nhiều sai phạm tại các công ty điện lực và địa phương. Theo văn bản trên, đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra tại một số đơn vị điện lực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam có số lượng và quy mô điện mặt trời mái nhà lớn đưa vào vận hành trước ngày 1/1/2021, cùng nhiều đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung và Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh... Một cánh đồng "pin” năng lượng mặt trời. Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: TTXVN) Nhiều đơn vị sai phạm Theo đó, tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Đồng Nai, thời gian thực hiện thỏa thuận đấu nối điện mặt trời mái nhà vượt quá
Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa Trong nhiều vấn đề được luận giải, cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định và làm rõ: “Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Đây là một trong những luận điểm khái quát cốt lõi về bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) và xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay. Ngay từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định con đường mà cách mạng Việt Nam phấn đấu là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH). Đó chính là con đường mang đến độc lập, tự do, công bằng, dân chủ, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã, đang và sẽ tiếp tục nhất quán, kiên trì xây dựng. Kế thừa và phát triển các quan điểm tiến bộ về dân
  Gắn kết việc tiết kiệm, chống lãng phí với phòng, chống tham nhũng Theo UBND TP Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016-2021, cơ quan Thanh tra thành phố đã triển khai 487 cuộc thanh tra trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hoặc có nội dung liên quan thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua đó, cơ quan Thanh tra đã phát hiện vi phạm số tiền hơn 160 tỷ đồng; 25.878 m2 đất vi phạm, đã kiến nghị xử lý vi phạm về kinh tế thu hồi hơn 134 tỷ đồng về ngân sách nhà nước và 25.878 m3 đất; xử lý khác về kinh tế số tiền hơn 25,9 tỷ đồng. Cơ quan Thanh tra đã kiến nghị xử lý hành chính 244 tổ chức và 633 cá nhân; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 12 vụ và 3 đối tượng. Qua thanh tra, các dạng sai phạm chủ yếu được phát hiện là sai phạm trong công tác quản lý thu, chi tài chính, đầu tư xây dựng, sử dụng đất, công tác thanh, quyết toán, mua sắm và quản lý tài sản, trang thiết bị, việc thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Từ các kiến nghị, cơ qua
  Không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Đại biểu Quốc hội Lê Minh Nam nhấn mạnh, quy định trên là nội dung có tính chất pháp lý quan trọng, cần thiết, nhằm bảo đảm vừa giữ gìn tính trang nghiêm, tôn nghiêm của Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, vừa đáp ứng yêu cầu phổ biến đến Nhân dân. Sáng 28/3, Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách thảo luận về một số dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Báo cáo về một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật (UBPL) Hoàng Thanh Tùng cho biết, tại Báo cáo số 87, Chính phủ đề nghị cần có quy định chặt chẽ hơn về việc cho phép khai thác, sử dụng và phổ biến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca trong đời sống xã hội, đặc biệt là trên không gian mạng, nhằm vừa bảo đảm tính pháp lý, giữ gìn sự trang trọng, tôn nghiêm của Quốc kỳ, Q
  Cần khen thưởng cán bộ dám nghĩ, dám làm trong điều kiện một số người đang "chùng xuống" ĐBQH Mai Thị Phương Hoa dẫn chứng một số tấm gương mẫu mực đổi mới, sáng tạo trong lịch sử và đề nghị cần bổ sung nội dung khen thưởng xứng đáng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm đột phá, sáng tạo, hiệu quả cao, vì lợi ích chung vào dự án Luật Thi đua khen thưởng sửa đổi. Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách, ngày 28/3, các đại biểu thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thi đua khen thưởng sửa đổi. Lịch sử chứng kiến nhiều tấm gương đổi mới, sáng tạo Góp ý về tiêu chuẩn Huân chương Lao động các hạng (Điều 39, 40 và 41), ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) dẫn chứng, lịch sử đã chứng kiến nhiều tấm gương mẫu mực đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân. ĐBQH Mai Thị Phương Hoa. Tiêu biểu như ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc với quyết sách "khoán hộ" năm 1966, là một trong những cơ sở quan trọng để Trun