Chuyển đến nội dung chính

 

Cần khen thưởng cán bộ dám nghĩ, dám làm trong điều kiện một số người đang "chùng xuống"

ĐBQH Mai Thị Phương Hoa dẫn chứng một số tấm gương mẫu mực đổi mới, sáng tạo trong lịch sử và đề nghị cần bổ sung nội dung khen thưởng xứng đáng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm đột phá, sáng tạo, hiệu quả cao, vì lợi ích chung vào dự án Luật Thi đua khen thưởng sửa đổi.

Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách, ngày 28/3, các đại biểu thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thi đua khen thưởng sửa đổi.

Lịch sử chứng kiến nhiều tấm gương đổi mới, sáng tạo

Góp ý về tiêu chuẩn Huân chương Lao động các hạng (Điều 39, 40 và 41), ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) dẫn chứng, lịch sử đã chứng kiến nhiều tấm gương mẫu mực đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân.

Cần khen thưởng cán bộ dám nghĩ, dám làm trong điều kiện một số người đang
ĐBQH Mai Thị Phương Hoa.

Tiêu biểu như ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc với quyết sách "khoán hộ" năm 1966, là một trong những cơ sở quan trọng để Trung ương ban hành chính sách khoán 100 và khoán 10, từ đó làm thay đổi căn bản kinh tế nông nghiệp nước ta. Hoặc là nữ Anh hùng Lao động Ba Thi với kỳ tích "cởi trói" cho hạt gạo tại TP Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long năm 1977-1978, góp phần vào việc bỏ chế độ bao cấp gạo; hay trường hợp cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt với đường dây tải điện 500 KV.

Theo đại biểu, trước những tấm gương chân thực nêu trên và theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Ban Tổ chức Trung ương đã có Đề án, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ, trong đó yêu cầu biểu dương, khen thưởng xứng đáng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm đột phá, sáng tạo, hiệu quả cao, vì lợi ích chung.

"Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn trong giai đoạn hiện nay, cần phải được thể chế hóa thành các văn bản pháp luật. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, một số cán bộ, đảng viên đang có dấu hiệu "chùng xuống", không dám làm gì chứ chưa nói đến dám chịu trách nhiệm. Có rất nhiều biện pháp để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, nhưng tôi cho rằng biện pháp khen thưởng là biện pháp thiết thực và có nhiều yếu tố tích cực", bà nhấn mạnh.

Cần khen thưởng cán bộ dám nghĩ, dám làm trong điều kiện một số người đang
ĐBQH Bùi Hoài Sơn.

Trong khi đó, ĐBQH Bùi Hoài Sơn (TP Hà Nội) đề nghị quan tâm công tác thi đua khen thưởng đối với người lao động trực tiếp. Theo ông, luật hiện hành quy định còn chung chung nên tỷ lệ khen thưởng cho người lao động trực tiếp còn thấp, dẫn đến việc "đường sữa thì phát từ trên phát xuống, cày cuốc thì phát từ dưới phát lên".

Đại biểu tán thành dự thảo luật lần này đã bổ sung đối tượng khen thưởng Huân chương Lao động các hạng; Bằng khen của Thủ tướng; Bằng khen của bộ, ban, ngành có cả nông dân, công nhân, người lao động trực tiếp, doanh nhân... và khẳng định, nếu làm tốt công tác khen thưởng với người lao động trực tiếp sẽ tạo ra sự lan tỏa trong xã hội, thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước ngày càng phát triển, tạo động lực cho sự phát triển chung của đất nước.

Hy sinh tính mạng là đóng góp cao nhất rồi

Về hình thức khen thưởng cho cựu Thanh niên xung phong (TNXP) tham gia kháng chiến, dự thảo luật được chỉnh lý theo hướng quy định "Huy chương TNXP vẻ vang" được tặng hoặc truy tặng cho TNXP tham gia thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ có thời gian tại ngũ liên tục từ 2 năm trở lên, hoàn thành nhiệm vụ, trung thành với cách mạng; hoặc TNXP hy sinh trong khi làm nhiệm vụ đã được công nhận liệt sỹ có thời gian tại ngũ 1 năm trở lên.

Cần khen thưởng cán bộ dám nghĩ, dám làm trong điều kiện một số người đang
ĐBQH Đỗ Thị Lan.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) cho rằng, không nên quy định quá cứng mà cần linh hoạt về thời gian tham gia TNXP, vì thực tế nhiều TNXP chưa đủ thời gian đã hy sinh. Bà lấy ví dụ, 10 cô gái TNXP ở ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh làm nhiệm vụ san lấp hố bom trong điều kiện chiến tranh ác liệt, nhưng chỉ từ tháng 4 đến 10/1968.

"Trong 214 ngày đêm, địch ném gần 50.000 quả bom xuống địa bàn, 10 cô gái đã làm việc suốt ngày đêm và hy sinh ngày 24/7/1968. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận 10 cô gái TNXP hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Nhưng có người tham gia lực lượng TNXP chưa đủ một năm như chị Trần Thị Dạ, tham gia ngày 3/11/1967 thì hy sinh vào ngày 24/7/1968, chưa đủ 6 tháng. Có trường hợp TNXP làm nhiệm vụ đặc biệt do chiến tranh ác liệt bị thương nặng, phải chuyển về tuyến sau, thời gian tham gia không đủ 2 năm", đại biểu nêu thực tế, đề nghị các quy định về điều kiện công nhận, tặng, truy tặng huy hiệu, huy chương TNXP cũng cần linh hoạt để ghi nhận sự đóng góp trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và phù hợp thực tiễn.

Chung suy nghĩ với ĐBQH Đỗ Thị Lan, ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) bày tỏ tán thành quan điểm, đối với TNXP hy sinh thì không nên quy định thời hạn, bởi "việc hy sinh xương máu, tính mạng là sự đóng góp, hy sinh cao nhất rồi".

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về công tác phòng ngừa vi
  Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là sự thật không thể phủ nhận! (TG) - Ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tự do tín ngưỡng, tôn giáo là 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người nhấn mạnh:  “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết” . Điều này tiếp tục được hiến định trong các bản Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Ảnh minh họa TÔN GIÁO LÀ MỘT THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
  Đừng tát nước theo mưa Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê. Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệp với thông ti