Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2021
  Xét xử phúc thẩm vụ án tại Ethanol Phú Thọ Sáng mai (27/9), TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên toà hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của 6 bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ. Liên quan đến vụ án này, ông Đinh La Thăng (SN 1960, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) không làm đơn kháng cáo. Trước đó, trong các ngày từ 8/3 đến 15/3/2021, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án này. Ông Đinh La Thăng bị tuyên phạt 11 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp với bản án 30 năm tù trước đó, hình phạt chung áp dụng đối với ông Đinh La Thăng là 30 năm tù. Ông Trịnh Xuân Thanh bị phạt 18 năm tù về hai tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tổng...
  Công nhận “Hộ chiếu vaccine” giữa Việt Nam với các quốc gia là đặc biệt cần thiết Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 6891/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc công nhận “Hộ chiếu vaccine”. Trên thế giới hiện có nhiều quốc gia áp dụng “Hộ chiếu vaccine” để mở cửa nền kinh tế, đưa hoạt động kinh tế-xã hội trở lại trạng thái bình thường mới. Trên thế giới hiện có nhiều quốc gia áp dụng“Hộ chiếu vaccine” để mở cửa nền kinh tế. Việc công nhận “Hộ chiếu vaccine” lẫn nhau giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới rất quan trọng và đặc biệt cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng của các quốc gia ASEAN, EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác trên thế giới để công nhận lẫn nhau về “Hộ chiếu vaccine”.
  Cuộc chiến sinh tử trong phòng ICU Nam thanh niên 19 tuổi đối mặt với sinh tử suốt 1 tháng trong phòng ICU khi hai phổi đông đặc, bội nhiễm, suy thận, đã phải can thiệp kỹ thuật cao nhất là ECMO. Một bệnh nhân khác vừa mắc COVID-19 lại phải trải qua một cuộc đại phẫu cắt ruột và u đại tràng, dù đã rút được ống thở nhưng ông vẫn không dám ngủ vì sợ nhắm mắt sẽ mãi mãi không tỉnh lại. Một thai phụ đã mất con vì COVID-19, nhưng tính mạng của chị cũng khó lòng giữ nổi khi hai phổi tổn thương nặng nề, suy tim, suy thận phải can thiệp thở máy…Chưa bao giờ, sự sống và cái chết lại mong manh đến vậy. Hàng ngàn cuộc chiến sinh tử tại tầng điều trị cao nhất bệnh nhân COVID-19 ở TP Hồ Chí Minh vẫn diễn ra. Tại đây, các bác sĩ giành giật từng khoảnh khắc để hồi sinh nhịp đập và hơi thở cho bệnh nhân. Giành giật sự sống từ bàn tay tử thần Đã mấy tháng nay, trong phòng ICU (hồi sức tích cực) của Bệnh viện Hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức) không có ngày và đêm, chỉ có tiếng “tít tít” của chỉ số sin...
  Kỷ luật Thanh tra viên Sở Tài nguyên - Môi trường "cố thủ" trên xe Chiều 26/9,  Hội đồng kỷ luật Sở Tài nguyên -Môi trường (TN-MT) Đồng Nai đã thống nhất bỏ phiếu thông qua hình thức kỷ luật khiển trách đối với ông Lê Văn Chính. Ông Chính là công chức thuộc Thanh tra Sở TN-MT đã vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội... Theo kết quả xác minh của Hội đồng kỷ luật Sở TN-MT Đồng Nai, khoảng 8 giờ 50 phút ngày 7/9, tổ kiểm tra cơ động phòng, chống dịch COVID-19 số 15 thuộc Công an tỉnh Đồng Nai đang làm nhiệm vụ trên đường Nguyễn Ái Quốc, đoạn thuộc phường Tân Phong, TP Biên Hòa, phát hiện ô tô 7 chỗ do ông Chính điều khiển, đang lưu thông hướng từ ngã tư Tân Phong về hướng cầu Hóa An. Sau khi cố thủ, ông Chính xuống xe làm việc với Công an. Cán bộ trong tổ tuần tra ra hiệu lệnh cho ông Chính dừng xe, kiểm tra giấy tờ đi đường, nhưng ông này khóa cửa, cố thủ bên trong nhiều giờ liền.  Khi tổ công tác điều xe chu...
  Đề nghị truy tố bị can Diệp Dũng tội Chiếm đoạt tài liệu mật Theo Kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP Hồ Chí Minh, ông Diệp Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh (gọi tắt là Saigon Co.op) đã “mua thông tin” về quá trình cơ quan điều tra xác minh sai phạm tại đơn vị mình. Ngày 27/9, Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa hoàn tất kết luận điều tra (bổ sung lần 2), chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 3 bị can liên quan đến vụ “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” xảy ra trên địa bàn. Trong đó, bị can Diệp Dũng, SN 1968, ngụ quận 5, nguyên Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op bị đề nghị truy tố tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”. Bị can Diệp Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op) bị đề nghị truy tố tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”. Hai bị can khác là Nguyễn Hoài Bắc (SN 1984, ngụ phường Thảo Điền, quận 2, nguyên là cán bộ Công an của Phòng An n...
  Sự hồi phục phi thường của những bệnh nhân COVID-19 nguy kịch Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19, không ít người đã bị virus SARS-CoV-2 đánh gục, nhưng cũng có nhiều bệnh nhân nguy kịch đã chiến thắng một cách phi thường trước sự xúc động của chính bệnh nhân, người thân và y, bác sĩ (BS). TS. BS Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định cho biết, ngày 27/7, BV chính thức tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Đến nay đã có 613 ca xuất viện, trong số đó có không ít những trường hợp gần như là kỳ tích, như cụ bà P.T.T (SN 1911) vượt qua được cơn bạo bệnh và xuất viện đoàn viên cùng con cháu. Hay rất nhiều những trường hợp bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ được xem như mối đe doạ khi mắc COVID-19 như bệnh tim, phổi, đái tháo đường, béo phì… đã khỏi bệnh. Trường hợp cụ bà SN 1911 (110 tuổi) với bệnh lý nền tim mạch, nhập viện trong tình trạng suy hô hấp vào ngày 6/9 là một ví dụ. Các nhân viên y tế tại Khoa B3 đã nỗ lực hết mình điều trị và động viên ...
  “Lá chắn” cho mẹ và bé trong đại dịch Hàng nghìn phụ nữ mang thai đã mắc COVID-19 trong đợt dịch thứ 4, nhiều em bé vì mẹ nguy kịch đã phải sinh non, có em không thể chào đời, có em chào đời đã dương tính với SARS-CoV-2. Trong đại dịch lần này, nhiều bà mẹ nguy kịch rất nhanh, phổi đông đặc, suy hô hấp, phải thở máy, chạy ECMO giành giật sự sống. Ở TP Hồ Chí Minh còn có nhiều em bé sơ sinh chào đời cả tháng nhưng chưa được gặp người thân, bởi mẹ các em còn nằm trong phòng bệnh nặng, cha em mắc COVID-19, gia đình mỗi người một nơi đi cách ly. Để bảo vệ phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh trong đại dịch, tiêm vaccine là lá chắn an toàn nhất lúc này. Thai phụ được tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Tiếng máy thở "tít tít" vang lên trong khu ICU của Bệnh viện Hồi sức COVID-19 thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh. Trên giường bệnh, sản phụ được chuyển từ Bệnh viện Từ Dũ sang đang phải thở máy, lọc máu, tình trạng rất nguy kịch. BSCKII Trần Thanh Linh, Phó...
  Tổ chức Ân xá quốc tế lại giở bài “thông cáo về nhân quyền” Vẫn chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tổ chức Ân xá quốc tế (AI - Amnesty International) đã lợi dụng công tác phòng, chống dịch tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam để đưa ra những luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền con người, thậm chí cho rằng việc đưa lực lượng Công an, Quân đội vào thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 là “đang cản trở nhiều người bị tổn thương khi họ không tiếp cận được nguồn lương thực để sinh tồn trong cuộc khủng hoảng y tế hiện nay”. Vẫn những luận điệu xuyên tạc Chiều 13/9/2021, trong cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh và các vấn đề dư luận quan tâm trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, để bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn được bền vững hơn, Thành phố quyết định tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16, dự kiến đến hết tháng 9. Đây cũng là chủ trương đã được lãnh đạo thành phố cân nhắc kỹ lưỡng, phù ...
  “Bung nở” cùng sự phát triển của công nghệ Cuộc cách mạng 4.0 với các thành tựu công nghệ mang tính đột phá đã và đang đem lại nhiều tiện ích cho loài người. Bên cạnh những tiện ích to lớn, những thành tựu ứng dụng công nghệ thông tin và các dịch vụ, ứng dụng thông minh trên không gian mạng cũng xuất hiện nhiều nguy cơ tiềm ẩn đe dọa an ninh quốc gia (ANQG) đối với các quốc gia, dân tộc. Việt Nam là một đất nước có tỷ lệ sử dụng Internet chiếm khoảng 70% dân số nên các thế lực thù địch trong và ngoài nước, các đối tượng bất đồng chính kiến đã tận dụng triệt để không gian mạng vào mục đích chống phá. Cơ quan Công an đấu tranh với Châu Văn Khảm, thành viên tổ chức “Việt Tân” tại Australia. Triệt để sử dụng không gian mạng Internet xuất hiện ở nước ta từ năm 1997 và phát triển nhanh chóng, thâm nhập vào mọi mặt đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng… Thống kê cho thấy, Việt Nam có gần 70 triệu người sử dụ...
  “Thông tấn xã mạng” loạn bàn việc chính sự Tổ chức khủng bố “Việt Tân” coi Internet là “phương tiện chiến lược để phá vỡ bưng bít thông tin và huy động quần chúng”, Facebook là “môi trường hoạt động mới” – “Nơi tiến hành công tác phát triển hải ngoại, đấu tranh trên mạng và tiếp cận người trong nước”. Không chỉ “Việt Tân” mà các thế lực chống phá khác cũng coi không gian mạng là nơi để tuyên truyền, lôi kéo, tổ chức các hoạt động phá hoại. Chính vì thế, trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, chúng triệt để sử dụng “thông tấn xã mạng” để loạn bàn "công tác nhân sự", giở các chiêu trò dân chủ, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo… Tài khoản Facebook "Việt Tân" đăng nhiều bài viết kích động, chống phá. Từ chiêu bài “Kiến nghị”, “Thư ngỏ”… Trước thềm Đại hội XIII của Đảng, các tổ chức, hội nhóm, số chống đối trong và ngoài nước đồng loạt chống phá bằng việc sử dụng các đài phát thanh, trang mạng, blog, mạng xã h...
  Lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để “vẽ rắn thêm chân” Lợi dụng tình hình dịch bệnh, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước, một số tổ chức phi chính phủ, báo đài quốc tế có xu hướng chống Việt Nam (BBC, RFA, RFI, Chân trời mới…) đẩy mạnh hoạt động chống phá trên không gian mạng... Tính đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 làn sóng dịch với tính chất và quy mô ngày càng phức tạp. Dịch bệnh đã gây rất nhiều hệ lụy với đời sống – kinh tế - xã hội, nhất là khi nhiều tỉnh, thành phố lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Lợi dụng tình hình dịch bệnh, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước, một số tổ chức phi chính phủ, báo đài quốc tế có xu hướng chống Việt Nam (BBC, RFA, RFI, Chân trời mới…) đẩy mạnh hoạt động chống phá trên không gian mạng. Tung “virus” tin giả, phá nỗ lực phòng, chống dịch Cuối năm 2019, đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 xuất hiện tại Trung Quốc và lây lan ra một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cùng với sự xuất hiện của virus Corona là hàng...