Chuyển đến nội dung chính

 

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – Tấm gương trọn đời vì nước, vì dân

Ngày 4/12 vừa qua, tại TP Cao Lãnh, Tỉnh ủy Đồng Tháp phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Tấm gương trọn đời vì nước, vì dân”.

Tiến sĩ Lê Quốc Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp; Tiến sĩ Đinh Thị Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đồng chủ trì hội thảo.

Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày mất của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (27/11/1929 - 27/11/2024) - Một nhà trí thức tiêu biểu trọn đời vì nước, vì dân, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đây cũng là dịp tri ân và hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời, những hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đối với phong trào yêu nước nói chung và phong trào yêu nước tại Đồng Tháp nói riêng. 

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – Tấm gương trọn đời vì nước, vì dân -0
Hội thảo có sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, đã tập trung phân tích, làm rõ hơn cuộc đời và những hoạt động, đóng góp của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Hơn 116 tham luận đầy tâm huyết, giàu giá trị khoa học, thực tiễn được gửi đến hội thảo. Các đại biểu, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trình bày nhiều tham luận, thảo luận tập trung vào 3 nhóm chủ đề, bao gồm: Cụ Nguyễn Sinh Sắc - Tấm gương tiêu biểu của một sĩ phu yêu nước, thương dân sâu sắc; Cụ Nguyễn Sinh Sắc - Người có ảnh hưởng rất to lớn đến sự hình thành nhân cách và chí hướng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Cụ Nguyễn Sinh Sắc với vùng đất và con người Đồng Tháp. Các tham luận tập trung phân tích, làm rõ hơn cuộc đời và những hoạt động, đóng góp của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, như: “Truyền thống quê hương, gia đình hình thành nên nhân cách nhà nho yêu nước, thương dân Nguyễn Sinh Sắc”; “Nguyễn Sinh Sắc - Người gieo mầm lý tưởng, khơi dậy chí lớn ra đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; “Gắn việc học tập nhân cách của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong phát huy tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác của nhân dân Đồng Tháp”,…

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong nhấn mạnh: Hội thảo là hoạt động thiết thực để tri ân cuộc đời vì nước, vì dân của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, đặc biệt là những ảnh hưởng rất to lớn của Cụ đối với sự hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đối với vùng đất và con người Đồng Tháp và tình cảm của Đảng bộ, nhân dân Đồng Tháp với Cụ. Đây là hoạt động quan trọng góp phần bồi dưỡng, giáo dục truyền thống và lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Những phát hiện, tổng kết, nhận định từ các tham luận bổ sung nhiều tư liệu, đúc kết giá trị về cuộc đời, sự nghiệp của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, làm nền tảng quan trọng để Đồng Tháp đẩy mạnh học tập và noi theo tấm gương trọn đời vì nước, vì dân của Cụ, để củng cố thêm ý chí, niềm tin, niềm tự hào và quyết tâm, nghị lực tiếp nối sự nghiệp cách mạng vẻ vang đã được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân thế hệ trước đặt nền móng và trao truyền lại, chuẩn bị thật tốt các điều kiện, góp phần quan trọng đưa đất nước bước vào “Kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – Tấm gương trọn đời vì nước, vì dân -0
Tiến sĩ Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp phát biểu khai mạc, nhấn mạnh tầm quan trọng của hội thảo.

Trong suốt bề dày lịch sử hơn 300 năm, Đồng Tháp được biết đến là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”. Con người hào sảng, trọng nghĩa tình, có truyền thống yêu nước, đoàn kết, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, "Cái nôi của phong trào yêu nước", tiêu biểu như việc tập hợp, thống lãnh nghĩa quân, tổ chức khởi nghĩa của Thiên hộ Võ Duy Dương, Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều, Thống lãnh binh Nguyễn Văn Linh,… làm cho giặc Pháp phải khiếp sợ. Đồng Tháp còn là một trong những điểm dừng chân của các vị tiền bối cách mạng và đặc biệt, làng Hoà An, Cao Lãnh được cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn là nơi sinh sống, dạy học, bốc thuốc và tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước cho nhân dân trong những năm cuối đời.

Học tập, noi theo tấm gương yêu nước, thương dân của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Đảng bộ và nhân dân Đồng Tháp đã và đang nỗ lực hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XI, đưa kinh tế - xã hội tỉnh phát triển nhanh và bền vững; không ngừng nâng cao chất lượng sống của nhân dân; xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo; bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh. Đồng Tháp từ một địa phương “khuất nẻo”, giờ đang từng ngày thay đổi, nỗ lực vươn lên, khẳng định nhiều giá trị tích cực trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. 

Đồng Tháp mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, chuyển mình đi lên với nhiều mô hình, cách làm hiệu quả trong tái cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy tinh thần chăm chỉ, tự lực, hợp tác của mỗi người dân, hướng đến hình thành người nông dân chuyên nghiệp. Đồng Tháp đã ghi dấu ấn trong lòng bạn bè xa gần với hình ảnh đất sen hồng, bé sen, sếu đầu đỏ, hội quán, làng thông minh, lễ hội ngành hàng sen, xoài, hoa kiểng, cá tra, nằm nhóm dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; chính quyền thân thiện, với tinh thần “Thuần khiết như hồn sen”, nuôi dưỡng, vun đắp cho một khát vọng sen hồng vươn lên mạnh mẽ từ khó khăn, khẳng định giá trị, góp sức, cống hiến cho sống, cho đất nước. Những giá trị tích cực đó là kết quả của quá trình kế thừa, tiếp thu những giá trị sâu sắc từ cuộc đời sự nghiệp của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, đặc biệt là tư tưởng vì nước, trọng dân, quý dân, tất cả vì nhân dân phục vụ.

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – Tấm gương trọn đời vì nước, vì dân -0
Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc (thành phố Cao Lãnh).

Tiến sĩ Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định hội thảo còn là dịp đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, khơi dậy khát vọng phát triển, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện về cuộc đời, hoạt động, tư tưởng tiến bộ, phẩm chất cao quý của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc để lan tỏa những giá trị đến các tầng lớp nhân dân. Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị tỉnh Đồng Tháp tiếp tục giữ gìn và phát huy các giá trị của Khu di tích mang tên Cụ, để nơi đây trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng, điểm tham quan hấp dẫn cho du khách.

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1862, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trong hành trình đến miền đất phương Nam của Tổ quốc, Cụ từng đến nhiều nơi ở Nam Kỳ: như Sài Gòn, Thủ Dầu Một, An Giang, Mỹ Tho, Bến Tre; có thời gian sang Phnôm Pênh (Campuchia), để gặp gỡ, đàm luận với các nhân sĩ, trí thức yêu nước về thế sự nước nhà, có lúc dạy chữ nho hoặc xem mạch, kê đơn thuốc chữa bệnh cho người dân. Năm 1927, Cụ trở lại Cao Lãnh và sống tại đây đến cuối đời, vận động thanh niên tham gia phong trào yêu nước. Với hình ảnh một nhà nho có kiến thức uyên thâm, một người thầy thuốc tận tâm, có cuộc sống thanh bạch, giản dị và nhân cách hiền từ, gần gũi, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được bà con làng Hoà An, Cao Lãnh rất cảm mến và quý trọng.

Cuộc đời cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là tấm gương sáng về đức kiên trì, tinh thần hiếu học, lòng yêu nước, thương dân. Những năm tháng sinh sống, hoạt động ở vùng đất Cao Lãnh, Đồng Tháp đậm tình người, Cụ đã làm rạng danh đất và người Đồng Tháp, góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, nghĩa đồng bào trong nhân dân, thôi thúc các thế hệ tiếp nối đấu tranh, viết lên truyền thống anh hùng cách mạng của Đồng Tháp. Đảng bộ và nhân dân Đồng Tháp cũng dành cho cụ Nguyễn Sinh Sắc những tình cảm nồng thắm, sâu sắc. Sau ngày Cụ qua đời, với tình cảm kính trọng và tiếc thương vô hạn, nhân dân Đồng Tháp đã tổ chức lễ an táng chu đáo cho Cụ. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân Đồng Tháp đã kiên quyết và khéo léo bảo vệ phần mộ của Cụ trước những mưu toan phá hoại của kẻ địch. Sau ngày đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, khu mộ Cụ đã được xây dựng lại khang trang hơn.

Ngày nay, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc trở thành một điểm đến văn hóa, địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc cho thế hệ trẻ. Có thể nói, lịch sử đã một lần nữa cho Cao Lãnh, Đồng Tháp được nối dài truyền thống yêu nước, cách mạng và giá trị văn hóa với sự hiện diện của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong suốt thời gian gắn bó với bà con trong vùng và cả trong quá trình 95 năm người dân Đồng Tháp - Cao Lãnh - Hoà An, thay mặt nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long, nhân dân cả nước gìn giữ, bảo vệ, chăm sóc phần mộ của Cụ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Truy tố hai nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cùng 5 đồng phạm Ngày 27/2, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có cáo trạng truy tố hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Cùng bị truy tố về tội danh này còn có 5 bị can khác là nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Công Thiên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Mông Điệp, Võ Tấn Thái; nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dẽ và nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (QLDĐ) Trần Văn Hùng. Hành vi vi phạm của 7 bị can nêu trên xảy ra tại dự án khu du lịch sinh thái tâm linh (STTL) Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi (BTSN) Vĩnh Trung trên núi Chín Khúc nằm ở phía Tây TP Nha Trang liên quan đến việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ), cấp giấy chứng nhận quyền (CNQSDĐ). Từ sai phạm tại dự án Cửu Long Sơn Tự Theo...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...