Chuyển đến nội dung chính

 

Đừng tát nước theo mưa

Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê.

Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệp với thông tin sao kê (số tiền công khai ủng hộ lớn nhưng sao kê thì số tiền ủng hộ thực tế nhỏ hơn nhiều lần). Đối với một số tổ chức, cá nhân như Liên đoàn xiếc Việt Nam…, một số lại cho rằng những cá nhân, tổ chức này đã chỉnh sửa thông tin, chuyển khoản khi đưa lên không gian mạng nhằm lợi dụng tình hình lụt, bảo để “phông bạt”, “làm màu” nhằm đánh bóng tên, tuổi; cho rằng cần xem xét dấu hiệu chiếm đoạt, trục lợi nhất là đối với khoản ủng hộ của tổ chức, tập thể.

Số khác lại tỏ ra hoài nghi khi một số tổ chức, tập thể ủng hộ số tiền nhỏ, vài nghìn đến vài chục nghìn đồng. Trong đó, đáng chú ý là căn cứ nội dung chuyển khoản (sao kê không hiển thị số và tên tài khoản đối ứng), một số đưa thông tin về các cơ quan, tổ chức Nhà nước như Rạp xiếc Trung ương… , chỉ chuyển khoản số tiền rất nhỏ 10 nghìn đồng với hàm ý cho rằng có dấu hiệu thiếu minh bạch, “ăn chặn”. Các nội dung này vì thế đã thu hút được nhiều bình luận, gây ảnh hưởng tới uy tín của tổ chức, cơ quan.

Đừng tát nước theo mưa  -0
Anh N.M.Đ (SN 2003) là sinh viên một Trường đại học tại Hà Nội đến làm việc tại cơ quan Công an để làm rõ hành vi liên quan sự việc nêu trên.

Cá biệt, một số đối tượng còn bình luận, công kích MTTQ đăng tải sao kê sẽ làm lộ thông tin, dữ liệu cá nhân; kích động cho rằng nhiều người sẽ bị “Xóc, xỉa” khi ủng hộ ít hoặc tự mình đi cứu trợ; ai không ủng hộ qua MTTQ sẽ không được quảng bá; số tiền ủng hộ nhiều nhưng chưa thấy MTTQ đi cứu trợ nơi nào.

Một số còn phê phán, công kích, tẩy chay một số thương hiệu, nghệ sĩ như phê phán, kêu gọi tẩy chay một thương hiệu cà phê cho rằng thương hiệu này đã lợi dụng bão lũ để kích cầu nhằm trục lợi thông qua chương trình tặng 1000 đồng trên mỗi ly nước bán ra; công kích, phê phán một số nghệ sĩ, người nổi tiếng…  

Có thể khẳng định rằng, việc công khai sao kê số tiền ủng hộ của MTTQ là sự minh bạch, cần được đánh giá cao. Vậy nhưng, mặc dù dư luận chưa xác định được thông tin “thật”, “giả” nhưng trên mạng xã hội đã xuất hiện tình trạng “đấu tố”, “tẩy chay”, từ đó ảnh hưởng xấu tới công tác, ủng hộ, giúp đỡ, khắc phục khó khăn sau bão số 3.

Về góc độ pháp luật, hành vi lợi dụng các thông tin về hoạt động ủng hộ để kích động tẩy chay, xúc phạm, bịa đặt, vu khống cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, gây hậu quả đối với ANTT, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân, có thể cấu hành hành vi vi phạm pháp luật hành chính hoặc hình sự. Theo đó, nếu gian dối trong chuyển tiền ủng hộ (nhận tiền ủng hộ của tập thể, cá nhân với số lượng lớn nhưng chỉ chuyển đi ủng hộ số tiền nhỏ, rồi làm giả thông báo chuyển khoản) để chiếm đoạt số tiền còn lại, có thể cấu thành hành vi “Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Với người sử dụng mạng xã hội, hành vi làm giả thông báo chuyển tiền đến MTTQ rồi phát tán lên không gian mạng cấu thành hành vi “Đưa tin giả”. Trong trường hợp nếu gây hậu quả lớn đối với xã hội, ảnh hưởng lớn tới uy tín của MTTQ Việt Nam và những tổ chức, cá nhân liên quan có thể cấu thành hành vi “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân”.

Đó còn chưa kể đến việc những người tham gia bình luận trên mạng xã hội, chỉ căn cứ vào các thông tin ghi trên bản sao kê nhưng chưa xác định được có phải của người A, hay người B hay không… Việc dùng tài liệu chưa được kiểm chứng mà quy kết, có thể gây ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của các tổ chức và cá nhân.
Việc Công an TP Hà Nội làm rõ thông tin “Liên đoàn xiếc Việt Nam ủng hộ bão lũ 10.000 đồng” không đúng sự thật là một minh chứng rõ nét nhất. Trước khi được làm sáng tỏ, sự việc đã gây hiểu lầm, tác động tiêu cực đến dư luận xã hội, ảnh hưởng uy tín của Liên đoàn Xiếc Việt Nam. Liên quan đến sự việc trên, ngày 12/9, Phòng An ninh Chính trị, nội bộ, Công an TP Hà Nội đã xác minh và mời anh N.M.Đ (SN 2003) là sinh viên một Trường đại học tại Hà Nội đến làm việc để làm rõ hành vi liên quan sự việc nêu trên.
Tại cơ quan Công an, Đ tường trình: Từ năm 2022, Đ với một số bạn học có lập 1 nhóm chat trên messenger với tên gọi “Rạp xiếc trung ương” nhằm mục đích học tập và không liên quan gì đến Liên đoàn Xiếc Việt Nam. Khi có thông báo ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, Đ đã tự chuyển khoản ủng hộ 10.000 đồng dưới tên “Tap the ae rap xiec trung uong ung ho” nhưng không thông báo, trao đổi với các thành viên nhóm. Khi biết tin dư luận xã hội phản ứng tiêu cực về việc này, Đ.đã chủ động gọi điện thoại đến Liên đoàn xiếc Việt Nam để xin lỗi. Liên quan đến sự việc trên, Cơ quan Công an đã lập biên bản nhắc nhở, răn đe đối với sinh viên N.M.Đ, đồng thời trao đổi với nhà trường để tăng cường công tác quản lý sinh viên trong thời gian tới.

Không dừng lại ở đó, việc bình luận ủng hộ ít hay nhiều liên quan đến một vài nghệ sĩ với giọng điệu mỉa mai, châm chọc…, còn gây bất lợi, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân trong việc khắc phục hậu quả lụt, bão. Đó còn chưa kể đến việc các nhãn hàng, có thể là các đối thủ cạnh tranh lợi dụng để hạ thấp uy tín của nhau… Trong khi việc kêu gọi ủng hộ là quyền hợp pháp của mỗi cá nhân và tổ chức

Việc người dân đòi hỏi sự công khai minh bạch là cần thiết và rất chính đáng nhưng nên chăng mỗi người cần phải sử dụng “quyền” của mình một cách phù hợp. Với truyền thống “bầu ơi, thương lấy bí cùng”, trong thời điểm hiện tại khi mà người dân ở nhiều tỉnh, thành phố ở phía Bắc đang “gồng” mình khắc phục hậu quả thảm khốc của cơn bão số 3 thì thay vì việc “đấu tố” trên mạng xã hội nên chăng cần tập trung khắc phục hậu quả, không nên bị dư luận xấu dẫn dắt, lợi dụng, hạ uy tín của người khác.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
Lịch trình chi tiết ngày làm việc thứ 2 của ông Trump và ông Kim ở Việt Nam Thứ Năm, 28/02/2019 07:47 AM GMT+7 (VTC News) - Đúng như tuyên bố trước đó trước đó của Tổng thống Trump, ngày làm việc thứ 2 của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều là một ngày hết sức bận rộn với lịch trình làm việc dày đặc. Theo Nhà Trắng, 2 nhà lãnh đạo sẽ bắt đầu chuỗi các cuộc họp tại khách sạn Metropole, bắt đầu bằng cuộc thảo luận riêng kéo dài 45 phút. Sau đó, ông Kim và ông Trump sẽ có cuộc gặp song phương mở rộng với các trợ lý vào 9h45.  Tới 11h55 , lãnh đạo Mỹ-Triều  sẽ có bữa trưa làm việc. 14h05, một lễ ký kết sẽ diễn ra và 15h30, Tổng tống Trump sẽ tổ chức một buổi họp báo.  Tổng thống Trump và lãnh đạo Kinm Jong-un trong bữa tối tại khách sạn Metropole. (Ảnh: Getty)  Trước đó, vào tối 27/2, Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un đã có cuộc trò chuyện ngắn trước khi dùng bữa tối cùng thành viên phái đoàn 2 bên tại khách sạn  Metropole. Tạ...