Chuyển đến nội dung chính

 

Đề nghị khen thưởng, truy khen nhiều tấm gương dũng cảm quên mình giúp dân

Có rất nhiều những tấm gương dũng cảm của các lực lượng Công an, Quân đội, nhân dân đã dũng cảm, quên mình, không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để giúp dân trong bão lũ.

Chiều 14/9, thông tin với phóng viên Báo CAND, đồng chí Dương Đức Huy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai cho biết, trong cơn bão lũ khủng khiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh đã để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Tuy nhiên, có rất nhiều những tấm gương dũng cảm của các lực lượng Công an, Quân đội, nhân dân đã dũng cảm, quên mình, không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để giúp dân trong bão lũ.

Theo đồng chí Dương Đức Huy, chiều nay 14/9, Tỉnh ủy Lào Cai đang họp về các biện pháp phòng chống bão lũ, khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra. Theo đề nghị của các địa phương trong việc khen thưởng đối với các cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, sau khi thẩm định thành tích, Ban Thi đua – Khen thưởng đã báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen đột xuất, truy tặng Bằng khen và trình Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho các cá nhân.

Cụ thể, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét tặng Thư khen và trình Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen đối với 5 cá nhân:

1. Ông Hoàng Văn Diệp, Trưởng thôn Làng Nủ xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên là người trưởng thôn gương mẫu luôn nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc vì người dân trong thôn; thường xuyên lắng nghe, nắm bắt tình hình và chủ động tiếp thu những ý kiến đề nghị của người dân trong thôn đề nghị lên cấp trên. Đặc biệt, đã chủ động tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng trong việc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh.

Đề nghị khen thưởng, truy khen nhiều tấm gương dũng cảm quên mình giúp dân trong bão lũ -0
Lực lượng Công an tỉnh Lào Cai tìm kiếm cứu nạn cứu hộ các nạn nhân ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh.

2. Ông Ma Seo Chứ, Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà là người gương mẫu, có uy tín trong cộng đồng, đã tổ chức kiểm tra, phát hiện vết sạt lở đất, kiên quyết vận động 115 người dân di dời đến nơi an toàn.

3. Ông Nguyễn Quốc Đại khi phát hiện tàu lạ trôi trên Sông Hồng đêm ngày 9/9/2024, đã không ngại nguy hiểm cùng với 2 công dân nữa ra sông lai dắt được 1 tàu lạ theo hướng dòng chảy thì kéo được về phía xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, giúp tránh được hậu quả hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi tàu va vào các trụ cầu; tích cực tham gia công tác cứu hộ các hộ dân trong vùng ngập lũ.

4. Ông Vũ Văn Biên khi phát hiện tàu lạ trôi trên Sông Hồng đêm ngày 9/9/2024, đã không ngại nguy hiểm cùng với 2 công dân nữa ra sông lai dắt được 1 tàu lạ theo hướng dòng chảy thì kéo được về phía xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng. Hành động dũng cảm và kịp thời của ông Biên đã giúp tránh được hậu quả hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi tàu va vào các trụ cầu. Tích cực tham gia công tác cứu hộ các hộ dân trong vùng ngập lũ.

5. Ông Vũ Văn Lái khi phát hiện tàu lạ trôi trên Sông Hồng đêm ngày 9/9/2024, đã không ngại nguy hiểm cùng với 2 công dân nữa ra sông lai dắt được một tàu lạ theo hướng dòng chảy thì kéo được về phía xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, giúp tránh được hậu quả hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi tàu va vào các trụ cầu; tích cực tham gia công tác cứu hộ các hộ dân trong vùng ngập úng.

Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 10 cá nhân gồm:

1. Trung tá Nguyễn Ngọc Bạ, Trung đoàn trường. Trung đoàn 98, sư đoàn 316, Quân khu 2 đã có thành xuất sắc trong công tác cứu hộ, cứu nạn trị thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên

2. Thượng tá Dương Quang Hợp, Chính trị viên, phó đại đội 5, tiểu đoàn 8, Trung đoàn 98, Quân khu 2 đã có thành xuất sắc trong công tác cứu hộ, cứu nạn trị thôn Làng Nà, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên

3. Trung úy Lý Ngọc Tuyên, Công an huyện Bảo Yên đã băng rừng trong mưa lũ đưa thư tay của Bí thư Huyện ủy Bảo Yên về báo cáo lãnh đạo tỉnh tình hình thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

4. Trung tá Hoàng Đức Khoa, Trưởng Công an xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên trong hoàn cảnh bị chia cắt đã chủ động thực hiện cứu nạn tại thôn Làng Nú, xã Phúc Khánh; đặc biệt, đã  phối hợp vớt được 10 thi thể nạn nhân cuối nguồn suối; chủ động tham mưu thực hiện giữ gìn ANTT hoạt động tại thôn Làng Nủ xã Phúc Khánh.

5. Ông Cổ Tiến Quang, công dân bản Múng, xã Tân Dương, huyện Bảo Yên, trong đợt mưa lũ vừa qua đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm đến tính mạng đã phối hợp với các lực lượng chức năng trực tiếp đưa 15 người bị cô lập trên sông Chảy tại xã Tân Dương vào nơi tránh trú an toàn, đảm bảo tính mạng cho người dân.

6. Ông Vàng A Sểnh, Thôn đội trưởng thôn Trung Hồ, xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, đi di dời hộ dân ra khỏi điểm sạt lở cùng với ông Lý A Giấy, tại điểm di dời cả 2 chân bị thương, xây sát phần mềm toàn thân.

7. Bà Tần Sử Mẩy, Trưởng thôn Sải Duần, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, do tình hình lũ quét và sạt lở nghiêm trọng đêm 9/9 đã chạy bộ 2 km trong khi trời mưa to, đường sạt lở nhiều tới trụ sở UBND xã để báo cáo tình hình của thôn với cấp trên để có hướng khắc phục.

8. Ông Giàng A Sử, Trưởng thôn Cán Chư Sử, xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, nhận thấy trong thôn bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở khối lượng lớn, ông đã kịp thời vận động nhân dân trong thôn di dời khẩn cấp 45 hộ, 224 nhân khẩu ra khỏi vùng nguy hiểm khi mưa bão đang diễn ra; thực hiện tốt công tác cứu trợ cho bà con nhân dân trong thời gian di dời (hiện nay vẫn đang tiếp tục thực hiện công tác cứu trợ, do bà con trong thôn hiện nay vẫn phải sơ tán).

9. Đại úy Trần Đức Trầm, nhân viên quân y Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bát Xát, người trực tiếp tham gia vận động, giúp bà con nhân dân thôn Phìn Chải 2, xã A Lù, tham gia tìm kiếm cứu nạn; vượt hơn 20km đi bộ mang thư của đồng chí Phó Chủ tịch huyện Bát Xát về trình lãnh đạo các cấp; kết nối thông tin giữa tiền tuyến chống lũ tại thôn Phìn Chải 2, xã A Lù về đơn vị, dù địa hình chông gai hiểm trở từ đó giúp cho lãnh đạo các cấp nắm được tình hình trên tuyến đầu phòng chống, tìm kiếm cứu nạn.

10. Ông Sùng Seo Phù, Tổ trưởng tổ dân phố Dìn Phàng, thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, đã tích cực vận động nhân dân sơ tán và di chuyển tài sản giúp nhân dân.

Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh truy tặng Bằng khen đối với 1 cá nhân là ông Lý A Giấy, Trưởng thôn Trung Hồ, xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, trong quá trình đi di dời hộ dân ra khỏi điểm sạt lở và tại thời điểm ứng cứu các hộ dân gặp lở đất khiến ông bị vùi lấp, đã tử vong.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về công tác phòng ngừa vi
  Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là sự thật không thể phủ nhận! (TG) - Ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tự do tín ngưỡng, tôn giáo là 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người nhấn mạnh:  “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết” . Điều này tiếp tục được hiến định trong các bản Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Ảnh minh họa TÔN GIÁO LÀ MỘT THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
  Đừng tát nước theo mưa Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê. Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệp với thông ti