Chuyển đến nội dung chính

 

Cần đánh giá đầy đủ hơn về "sức khoẻ" doanh nghiệp

Sáng 29/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và NSNN những tháng đầu năm 2024.

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Văn Thi (Thanh Hoá) cơ bản nhất trí với báo cáo về KTXH của Chính phủ. Năm 2023, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng KTXH nước ta đã đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng: kinh tế phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đạt kết quả cao; hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược có sự chuyển biến vượt bậc, nhất là đột phá về hạ tầng giao thông; nông nghiệp tiếp tục là "điểm sáng", là trụ đỡ vững chắc cho nền kinh tế...

Cần đánh giá đầy đủ hơn về
Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành nội dung thảo luận.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, đại biểu chỉ ra hoạt động của doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư khu vực tư nhân vào nền kinh tế còn hạn chế. Cụ thể, vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước năm 2023 chỉ bằng 1/5 mức tăng giai đoạn 2015 – 2019; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và số doanh nghiệp giải thể đều tăng cao so với năm 2022; lần đầu tiên trong 5 năm qua, số doanh nghiệp gia nhập thị trường trong 4 tháng đầu năm thấp hơn số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường...

"Đây là những yếu tố tác động hết sức tiêu cực đến nền kinh tế. Đề nghị Chính phủ bổ sung đánh giá đầy đủ hơn vấn đề "sức khỏe" của doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp tư nhân và có giải pháp hiệu quả hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới", ông góp ý.

Cần đánh giá đầy đủ hơn về
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thi.

ĐBQH Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu) cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% đã đề ra trong năm nay thì việc tạo điều kiện để các doanh nghiệp ổn định, đầu tư phát triển là yếu tố hết sức quan trọng, trong đó, vấn đề tạo dựng niềm tin của doanh nghiệp trong thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cần phải được quan tâm trên hết.

Đại biểu đề nghị khẩn trương đưa chính sách mới ban hành vào cuộc sống, giúp doanh nghiệp vượt khó và phát triển, nhất là các dự án luật điều chỉnh, tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh. Đại biểu cũng đồng tình cao với việc Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp này xem xét, quyết định cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực sớm hơn để tổ chức thực hiện, góp phần giải quyết căn bản nút thắt về thể chế. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành cần có bước chuẩn bị đầy đủ, đồng bộ hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành, để luật có hiệu lực thì tổ chức thực hiện được ngay.

Cần đánh giá đầy đủ hơn về
Đại biểu Quốc hội Hoàng Quốc Khánh.

ĐBQH tỉnh Lai Châu cũng đề nghị, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đảm bảo công khai, minh bạch và tăng cường thanh tra, kiểm tra khâu này, hạn chế tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây khó khăn cho doanh nghiệp; đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Trong đó, tập trung triển khai nghiêm túc Nghị định 73 năm 2023 của Chính phủ và các Chỉ thị của Thủ tướng đã ban hành về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung...

ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, ông thật sự vui mừng với những kết quả đạt được, kinh tế tiếp tục duy trì tăng trưởng khá trong khi thế giới chững lại, kinh tế vĩ mô tiếp tục giữ ổn định trong khi thế giới hiện nay đang có nhiều bất ổn... Tuy nhiên, đại biểu cũng bày tỏ lo lắng về những tồn tại hiện nay, đặc biệt là số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường với tỷ lệ cao, nhiều dự án đầu tư còn dở dang, tài sản công sử dụng chưa hiệu quả.

Cần đánh giá đầy đủ hơn về
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân.

Đồng tình với 11 nhóm giải pháp và Chính phủ tiếp tục giảm thuế, phí, tiền thuê đất, giảm thuế VAT 2%...; cơ cấu lại nợ, ổn định tỷ giá, đại biểu cũng đề nghị, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay biến động khó lường, khó đoán định, phải tăng cường phân cấp, phân quyền để các địa phương phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo. Mặt khác, với tình hình giá cả biến đổi nhanh nên thủ tục trong đầu tư công, về tổng vốn đầu tư hay thủ tục điều chỉnh quy hoạch cục bộ cần sớm luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù.

"Thế giới xuất hiện chạy đua vũ trang, xung đột chính trị, cạnh tranh thương mại toàn cầu, dễ dẫn đến đứt gãy chuỗi sản xuất, nên cần quan tâm độ mở nền kinh tế, ưu tiên thị trường nội địa 100 triệu dân. Cần hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi xanh, sử dụng năng lượng sạch, nguyên liệu sạch, phát triển thị trường tín chỉ carbon, giúp nông dân có lợi nhuận "kép", đại biểu Trần Hoàng Ngân hiến kế.

Cũng quan tâm đến số lượng doanh nghiệp giải thể, rút lui khỏi thị trường tăng cao và cho rằng đây là vấn đề đáng suy ngẫm, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) nêu nguyên nhân là tình hình thế giới có những vấn đề bất ổn, ảnh hưởng đơn hàng xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp; sức chống chịu của doanh nghiệp bị "bào mòn đến cùng cực" sau đại dịch COVID-19; chính sách của chúng ta chưa nhất quán, thủ tục hành chính rườm rà... Từ đó, ông nêu giải pháp: tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất, nhập khẩu; tăng cường khả năng hấp thụ vốn; thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Truy tố hai nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cùng 5 đồng phạm Ngày 27/2, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có cáo trạng truy tố hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Cùng bị truy tố về tội danh này còn có 5 bị can khác là nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Công Thiên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Mông Điệp, Võ Tấn Thái; nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dẽ và nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (QLDĐ) Trần Văn Hùng. Hành vi vi phạm của 7 bị can nêu trên xảy ra tại dự án khu du lịch sinh thái tâm linh (STTL) Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi (BTSN) Vĩnh Trung trên núi Chín Khúc nằm ở phía Tây TP Nha Trang liên quan đến việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ), cấp giấy chứng nhận quyền (CNQSDĐ). Từ sai phạm tại dự án Cửu Long Sơn Tự Theo...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...