Chuyển đến nội dung chính

 

Đau mắt đỏ hoành hành, nhiều người biến chứng nặng do tự điều trị

Dịch đau mắt đỏ đang hoành hành tại nhiều địa phương với tỷ lệ lây lan nhanh, số ca mắc tăng mạnh. Tại nhiều bệnh viện ở Hà Nội, bệnh nhân bị biến chứng đau mắt đỏ đến khám gia tăng, đặc biệt là trẻ em bị viêm loét giác mạc, hoặc phải bóc giả mạc. Tình trạng "tự làm bác sĩ" cũng tăng cao trong đợt dịch này khi nhiều người bị đau mắt tự mua thuốc về tra, đến khi không đỡ, biến chứng mới tới viện.

Tới Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Trung ương vào sáng 21/9, chúng tôi gặp nhiều bệnh nhân tới khám vì đau mắt đỏ. Nhiều cháu bé được cả bố và mẹ đưa đi khám, có cháu quấy khóc không chịu khám, có cháu mắt sưng húp không mở nổi. Bế con trai 2 tuổi đang khóc ngằn ngặt, người mẹ trẻ ở Ninh Bình cho biết, cháu bị đau mắt đỏ cách đây 20 ngày, đã khám và điều trị ở bệnh viện tuyến dưới nhưng không đỡ, mắt càng đỏ hơn. Tuần trước, gia đình đưa cháu lên Bệnh viện Mắt Trung ương khám thì được chẩn đoán loét giác mạc nhẹ, bác sĩ kê thuốc về nhỏ và hẹn tái khám sau 3 ngày.

"Sau 3 ngày tái khám, tình trạng giác mạc có ổ loét đã liền lại, cháu đang được duy trì thuốc để hàn gắn nhanh nhất có thể. Bác sĩ tuyến dưới cũng cẩn thận, nhưng đau mắt đỏ có nhiều biến chứng khó lường, cha mẹ không bảo đảm 100% tra thuốc được cho con đầy đủ vì các cháu còn nhỏ hay quấy khóc", BSCKII Nguyễn Thị Mai Hương, Khoa Chấn thương Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết. Đưa con từ Mỹ Hào (Hưng Yên) lên Bệnh viện Mắt Trung ương khám vào sáng 21/9 với một bên mắt sưng húp, vợ chồng anh Phạm Tuấn Mạnh cho biết, đây là ngày thứ 8 con anh bị đau mắt đỏ. Khi phát hiện con bị đau mắt, gia đình tự mua thuốc về tra, bệnh không đỡ mà còn chuyển biến nặng hơn và lây sang mắt còn lại. "Bác sĩ khám kết luận con bị đau mắt đỏ biến chứng, phải bóc giả mạc 3 lần. Cháu vừa bóc giả mạc xong, bây giờ về Hưng Yên, ngày kia lại lên bóc tiếp", anh Mạnh cho biết.

Đau mắt đỏ hoành hành, nhiều người biến chứng nặng do tự điều trị -0
Gia tăng trẻ em bị đau mắt đỏ, đến khám tại các bệnh viện.

Ba ngày trước phát hiện mắt con đau, chị Phạm Thị Minh (Gia Lâm, Hà Nội) chỉ tra nước muối sinh lý, nhưng mắt con ngày càng đỏ nên chị lại ra mua thuốc khác. Do mắt ngứa và đau nhức, cháu bé lấy tay dụi khiến mắt ngày càng sưng to. Khi đến khám, bác sĩ cho biết con đã bị loét giác mạc, phải bóc giả mạc, nếu không tuân thủ điều trị, mắt sẽ bị giảm thị lực, nhìn mờ. "Tôi chủ quan chỉ nghĩ con đau mắt bình thường, không ngờ lại nặng như vậy", chị Minh buồn rầu cho biết. Tại Khoa Khám bệnh, chúng tôi gặp rất nhiều bệnh nhân đau mắt đỏ phải bóc giả mạc. Có phụ huynh con vừa bóc giả mạc xong, cầm ngay khăn tay để trong túi xách lau mắt cho con, mà không biết rằng khăn tay đó không đảm bảo vô trùng, lau vào mắt đang bị đau sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Theo BS Nguyễn Thị Mai Hương, tỷ lệ bệnh nhân bị đau mắt đỏ đến khám tăng hơn mọi năm. Năm nay, có nhiều biến chứng khó lường hơn, gây nặng hơn, tỷ lệ biến chứng từ 15-20%. Theo Bệnh viện Mắt Trung ương, mỗi ngày bệnh viện có từ 1.200 - 1.500 người đến khám các bệnh về mắt, trong đó khoảng 12-17% bị viêm kết mạc (đau mắt đỏ). BS Lê Xuân Cung, Trưởng khoa Giác mạc cho biết, dịch đau mắt đỏ bắt đầu cách đây từ 2 tháng. Hằng năm, khi nắng nóng thường xảy ra dịch đau mắt đỏ hay còn gọi viêm kết mạc cấp. Tuy nhiên, năm nay, dịch nặng và kéo dài hơn, hiện đã vào mùa thu nhưng dịch vẫn đang kéo dài.

"Dịch đau mắt đỏ cấp thường do virus gây ra, khi người bệnh bị nhiễm thì dịch tiết từ mắt và đường hô hấp chứa nhiều virus, khi dịch tiết bắn ra ngoài, sang người lành sẽ lây bệnh. Những người bệnh khi không hiểu cơ chế lây bệnh, ra ngoài cộng đồng ho, hắt hơi, dùng tay dụi mắt rồi cầm nắm vật dùng chung sẽ lây nhiễm cho người khác. Đó là nguyên nhân chính khiến dịch lây lan rộng trong cộng đồng", BS Cung cho hay. Trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân, BS Nguyễn Thị Mai Hương cho biết, khi bị đau mắt, nhiều bệnh nhân ra hiệu thuốc, nhân viên bán cho thuốc Tobrex về tra. Thuốc này nguy hiểm với trẻ em vì không làm bệnh giảm mà còn nặng hơn, có thể gây viêm loét giác mạc.

"Trẻ em và người lớn khi bị đau mắt đỏ sẽ khó chịu, hay có trạng thái chảy nước mắt, thường sử dụng giấy ăn hoặc khăn để chấm, lau. Sử dụng giấy ăn có thể nhiễm hóa chất, khăn lau cũng không đảm bảo vô khuẩn, chấm lên mắt gây bội nhiễm. Đây là sai lầm hay gặp của người dân. Nếu không để ý vệ sinh, ngoài nhiễm virus người bệnh còn bị nhiễm khuẩn", BS Hương cảnh báo.

Để vệ sinh mắt cho con và điều trị hiệu quả, BS Hương khuyến cáo bố mẹ mua gói gạc ngoài hiệu thuốc, sử dụng xong bỏ đi. "Trẻ em thường quấy khóc khó tra thuốc, hoặc nước mắt trôi hết thuốc vừa tra, nên bố mẹ phải cố gắng tra thuốc cho con đầy đủ. Trước khi tra thuốc cho con, bố mẹ phải rửa tay bằng xà phòng, vạch mi mắt dưới của con để tra vào đúng chỗ đó mới có hiệu quả", BS Hương khuyến cáo.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Truy tố hai nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cùng 5 đồng phạm Ngày 27/2, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có cáo trạng truy tố hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Cùng bị truy tố về tội danh này còn có 5 bị can khác là nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Công Thiên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Mông Điệp, Võ Tấn Thái; nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dẽ và nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (QLDĐ) Trần Văn Hùng. Hành vi vi phạm của 7 bị can nêu trên xảy ra tại dự án khu du lịch sinh thái tâm linh (STTL) Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi (BTSN) Vĩnh Trung trên núi Chín Khúc nằm ở phía Tây TP Nha Trang liên quan đến việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ), cấp giấy chứng nhận quyền (CNQSDĐ). Từ sai phạm tại dự án Cửu Long Sơn Tự Theo...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...