Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2022
  Lối đi ngay dưới chân mình! Để trở về với đời thường, để được sống trong môi trường bình an của quê hương, đất nước mình, những phạm nhân đã từng phạm lỗi lầm, đã có hành động sai trái hãy tỉnh ngộ, biết nhận ra lẽ phải để cải tạo tốt, tìm lại đường về. Lối về ấy ngay trong suy nghĩ, trong sự nhận thức của mình, lối về ngay dưới bước chân chứ không phải trông đợi ở những tung hô của kẻ giảo hoạt “giải thưởng nhân quyền”, “nhà hoạt động cho dân chủ”… Còn nhớ, phiên toà xét xử bị cáo Lê Trọng Hùng diễn ra ngày cuối cùng của năm 2021, khi mà cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo trình tự tố tụng thì số cơ hội bên ngoài chờ sẵn để “ném đá” tạo sóng dư luận, lấy cớ đẩy vụ án sang hướng khác để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Lời nói sau cùng của Lê Trọng Hùng trước toà, nội dung cho thấy bị cáo không ăn năn, hối cải mà vẫn ngoan cố chối tội, thậm chí còn mang tính kích động để những kẻ chống phá lấy cớ vu cáo. Bị cáo Lê Trọng Hùng ngô nghê nói rằng, lẽ ra đã “trở thành đại biểu ...
  Chân tướng những kẻ giảo hoạt Với những mỹ từ đầy “hoa lá” và xảo trá như trên, nếu người đọc thiếu hiểu biết sẽ ngộ như đây là những “nhân vật anh hùng”, đấu tranh cho mục tiêu cao cả nào đó. Kỳ thực, tất cả đã bị đánh tráo một cách thô thiển, biến những kẻ phạm tội, làm hại đất nước thành “có công với nước”... Giảo hoạt theo Từ điển Tiếng Việt nghĩa là những kẻ hay dối trá, gian xảo, lừa lọc người khác một cách khó lường, xảo quyệt. Những kẻ giảo hoạt lợi dụng lá bài nhân quyền để chống phá đất nước thường có nhiều mưu mô, xảo trá để đổi trắng thay đen, đánh tráo bản chất về vấn đề, sự việc, tình hình liên quan đến nhân quyền ở Việt Nam nhằm tạo ra hình ảnh xấu xa, tiêu cực để đánh lừa dư luận, lấy cớ chống phá, gây áp lực tới Đảng, Nhà nước Việt Nam.  Những hành động sai trái của tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam. Điển hình trong số này là Mạng lưới nhân quyền Việt Nam (VNHRN) có trụ sở ở Mỹ, tổ chức vừa trao giải thưởng nhân quyền 2022 cho Nguyễn Tường Thụy, Trần Đức...
  Ngẫm chuyện con chim sẻ trong tay kẻ giảo hoạt Đã từ rất lâu, người ta nói về nhân quyền với tư cách một khái niệm có tính phổ quát toàn cầu và điều này đã được giải nghĩa, quy định trong nhiều văn bản luật pháp quốc tế cũng như quy định trong luật pháp của các quốc gia. Thế nhưng, nhân quyền vẫn bị hiểu sai lệch, bị bóp méo trong tư duy, quan điểm của không ít tổ chức, cá nhân và khi khái niệm đó bị “xô lệch” thì họ luôn tìm cớ để bôi vẽ lên đó những sắc màu xám xịt theo động cơ, ý đồ riêng. Trong loạt bài viết này, chúng tôi muốn nói đến trò xảo trá, ngụy biện của những kẻ giảo hoạt vốn luôn lợi dụng lá bài nhân quyền để chống phá Việt Nam và sự cảnh tỉnh với những ai đang bị biến thành con rối trong tay kẻ xấu. Có câu chuyện ngụ ngôn nói về kẻ giảo hoạt. Ý rằng, có một người tính cách rất gian manh, giảo hoạt đánh cược người khác rằng anh ta sẽ chứng minh được tượng thần Delphi là tượng giả. Đến ngày hẹn, kẻ giảo hoạt cầm con chim sẻ trong tay và giấu nó vào ống tay áo ở áo kh...
  Ra mắt "Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng" Sự ra đời của "Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng" được kỳ vọng sẽ là công cụ quan trọng giúp người dùng nâng cao sức đề kháng, có kiến thức và kỹ năng để nhận biết tin giả, không chia sẻ và phát tán tin giả; cùng chung tay đấu tranh với tin giả, tin sai sự thật, góp phần tạo lập môi trường mạng lành mạnh, an toàn. Chiều 27/12, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức lễ ra mắt, giới thiệu “Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng”. Đây là chương trình nằm trong Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024” với sự đồng hành của Công ty cổ phẩn sữa Vinamilk. Thứ Trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại buổi lễ. Tại chương trình, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ TT&TT cho biết: Thực tế thời gian qua cho thấy, mặc dù Bộ TT&TT đã triển...
  Cảnh cáo Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao và khai trừ Đảng nhiều cán bộ Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo. Ngày 27/12/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao và các cán bộ sau: Bùi Thanh Sơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản; Nguyễn Thanh Tuấn, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên; Nguyễn Ngô Quyết, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Phú Bình, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên; Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam/Tổng Công ty C...
  Quốc hội dự kiến xem xét công tác nhân sự tại Kỳ họp bất thường Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, kỳ họp bất thường chỉ giải quyết những vấn đề cấp bách, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng theo quy trình, quy định của pháp luật, không vì tiến độ mà hy sinh chất lượng, coi nhẹ nội dung. Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự tại kỳ họp bất thường lần 2 dự kiến diễn ra vào đầu tháng 1/2023. Kỳ họp bất thường vào đầu tháng 1/2023 Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 18, sáng 21/12, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành rà soát công tác chuẩn bị và cho ý kiến về nội dung, chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV. Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo Trình bày báo cáo, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến kỳ họp khai mạc ngày 5/1/2023 và bế mạc ngày 9/1/2023. Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 2 để xem xét, quyết định về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030...
  Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật nhiều tập thể, cá nhân Trong các ngày 20 và 21/12/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 24. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: I- Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2021 - 2026, UBKT Trung ương nhận thấy: Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Ngoại giao và nhiều tổ chức, cán bộ, đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tham mưu, tổ chức thực hiện các chuyến bay giải cứu, đưa công dân về nước trong đại dịch Covid-19; một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưở...
  Chánh án TAND TP Hà Nội nói về 4 điểm nổi bật khi xét xử vụ án AIC Ngày 22/12, tại Hội nghị triển khai công tác ngành Tòa án năm 2023, Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính cho biết về 4 điểm nổi bật liên quan đến việc xét xử vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần tiến bộ Quốc tế (viết tắt là Công ty AIC do Nguyễn Thị Thanh Nhàn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc), Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai và các đơn vị liên quan trong vụ án vi phạm đấu thầu gây thiệt hại 152 tỷ đồng. Thứ nhất là vụ án có 36 bị cáo thì có 8 bị cáo bỏ trốn, trong đó có bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Ngoài ra, phiên tòa còn có 65 luật sư đăng ký tham gia tố tụng. Thứ hai là thời gian thụ lý vụ án rất ngắn. TAND TP Hà Nội thụ lý vụ án từ ngày 24/11 thì đến ngày 21/12 đã đưa ra vụ án xét xử. Thứ ba, vụ án có 8 bị cáo vắng mặt trong giai đoạn trước khi khởi tố. Thứ 4 là sau khi phiên tòa sơ thẩm được khai mạc, Hội đồng xét xử sơ thẩm tiếp tục kêu gọi các bị cáo bỏ trốn tới trình diện, trình bày quan điểm tại ...
  Dư luận quốc tế phản ứng thế nào khi Mỹ ném bom miền Bắc năm 1972? Không chỉ đối mặt với làn sóng phản đối từ dư luận quốc tế, cuộc tập kích bằng B-52 của Mỹ trong chiến dịch ném bom Lễ Giáng sinh cũng gặp phải sự chỉ trích gay gắt của chính dư luận Mỹ. Bằng bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, trải qua 12 ngày đêm chiến đấu (từ ngày 18 đến ngày 29/12/1972), quân và dân miền Bắc đã bắn rơi tổng cộng 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52, 5 máy bay F-111, 21 máy bay F-4, 12 máy bay A-7, 1 máy bay F-105, 4 máy bay AD-6, 1 máy bay trực thăng HH-53, 1 máy bay không người lái, bắt sống nhiều giặc lái, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến lược. Chiếc máy bay B-52 đầu tiên bị Tiểu đoàn 59, Trung đoàn Tên lửa 261 bắn rơi trên cánh đồng Chuôm, xã Phù Lỗ, huyện Đông Anh (Hà Nội) vào 20h13 tối 18/12/1972. (Ảnh: TTXVN)  Với kết quả này, Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), số ra ngày 29/12/1972, bên cạnh bài hát “Hà Nội - Điện Biê...