Chuyển đến nội dung chính

 

Chủ tịch nước dự khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC

Đây là hội nghị trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo APEC sau 3 năm gián đoạn bởi đại dịch, với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao, trưởng đoàn của 21 nền kinh tế thành viên APEC.

Sáng 18/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Queen Sirikit, thủ đô Bangkok, Thái Lan, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 29 các nhà lãnh đạo kinh tế của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và các hoạt động liên quan.

Chủ tịch nước dự khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC -0
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên họp hẹp lần thứ nhất - Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 29

Đây là hội nghị trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo APEC sau 3 năm gián đoạn bởi đại dịch, với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao, trưởng đoàn của 21 nền kinh tế thành viên APEC.   

Với chủ đề “Rộng mở. Kết nối và Cân bằng,” hội nghị thảo luận 3 định hướng ưu tiên của hợp tác APEC gồm cởi mở với tất cả các cơ hội, kết nối trên mọi khía cạnh và cân bằng trên mọi phương diện, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn liền với bền vững môi trường. 

Nhận thức sâu sắc về những thách thức mà khu vực phải đối mặt, các nhà lãnh đạo khẳng định quyết tâm cùng tìm kiếm giải pháp để các nền kinh tế bước ra từ cuộc khủng hoảng ngày càng mạnh mẽ hơn, với sức chống chịu bền bỉ hơn, linh hoạt nắm bắt cơ hội và ứng phó với các thách thức trong tương lai.

Theo đó, các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết hiện thực hóa Tầm nhìn APEC Putrajaya về một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình vào năm 2040, vì thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai; nhất trí củng cố vai trò lãnh đạo của APEC và vị thế là diễn đàn kinh tế hàng đầu ở khu vực, là vườn ươm ý tưởng hiện đại và hiệu quả.

Các nhà lãnh đạo khẳng định hợp tác APEC cần mang lại những giải pháp thiết thực đối với các thách thức chung và bổ trợ cho các nỗ lực toàn cầu về phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu. 

Chia sẻ đánh giá về tình hình và tương lai của APEC, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng thế giới đang chứng kiến những biến động sâu sắc, mang tính lịch sử với nhiều yếu tố bất định và khó lường.

Diễn đàn APEC cũng đang đối mặt với những thách thức chưa từng có, vì vậy, những gì các thành viên thống nhất trong nhận thức và hành động hôm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với APEC và cho nhiều thế hệ mai sau. 

Chủ tịch nước nhấn mạnh một châu Á-Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và phát triển bền vững là mục tiêu, là trách nhiệm chung, đòi hỏi sự chung tay, kề vai sát cánh của tất cả các nền kinh tế APEC, dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển.

Các thành viên APEC cần vượt qua khác biệt, tăng cường đối thoại, phối hợp hành động vì lợi ích chung của cộng đồng, để bảo vệ những thành quả và giá trị của APEC trong 3 thập kỷ qua, đồng thời củng cố nền tảng cho hợp tác và phát triển trong tương lai. 

Phát biểu tại phiên thảo luận về “Tăng trưởng bền vững, bao trùm và cân bằng," Chủ tịch nước nhận định châu Á-Thái Bình Dương bước sang giai đoạn phát triển mới, APEC cần đi đầu thúc đẩy mô hình tăng trưởng cân bằng, bao trùm và bền vững, hỗ trợ các nền kinh tế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số thành công.

Theo đó, Chủ tịch nước nhấn mạnh một số yếu tố “cân bằng” trong hợp tác gồm: Cần coi người dân là trung tâm để tạo sự cân bằng trong mỗi nền kinh tế giữa các lĩnh vực, giữa các thành phần xã hội; và cân bằng về lợi ích và trách nhiệm giữa các nền kinh tế, các khu vực.

Mục tiêu là chung, nhưng các biện pháp cụ thể phải được điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù, trình độ phát triển của mỗi nơi; Cần cân bằng giữa bảo đảm tính tự chủ, tự cường của mỗi nền kinh tế và chủ động mở cửa, hội nhập và liên kết kinh tế để vừa phát huy nội lực, phát huy lợi thế so sánh, vừa tăng thêm nguồn lực tạo ra sự phát triển lan toả giữa các vùng miền; Cần cân bằng giữa đổi mới, chuyển đổi với bảo đảm sự ổn định. Quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh phải được thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao về kinh tế nhưng giảm thiểu tác động, xáo trộn đến an sinh xã hội, giữ vững an ninh năng lượng, an ninh lương thực và an ninh mạng. 

Chủ tịch nước hoan nghênh nhiều sáng kiến mới được các thành viên APEC đưa ra nhằm hỗ trợ tài chính cho phát triển, chuyển đổi năng lượng sạch, thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế số; nhấn mạnh APEC chỉ có thể hợp tác thành công khi cùng nhau mở ra các cơ hội tiếp cận cân bằng và rộng mở các nguồn vốn và công nghệ sạch, hiện đại. 

Chủ tịch nước cũng chia sẻ chủ trương của Việt Nam về chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn với người dân là trung tâm, chủ thể và mục tiêu cao nhất của phát triển; khẳng định Việt Nam đang nỗ lực để thực hiện COP26 và mong nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và các thành viên APEC

Những chia sẻ và nhận định của Chủ tịch nước nhận được sự hưởng ứng và ủng hộ của nhiều nhà lãnh đạo APEC; và được phản ánh trong văn kiện và các quyết định của hội nghị.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về công tác phòng ngừa vi
  Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là sự thật không thể phủ nhận! (TG) - Ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tự do tín ngưỡng, tôn giáo là 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người nhấn mạnh:  “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết” . Điều này tiếp tục được hiến định trong các bản Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Ảnh minh họa TÔN GIÁO LÀ MỘT THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
  Đừng tát nước theo mưa Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê. Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệp với thông ti