Chuyển đến nội dung chính

 

Thủ tướng Chính phủ kỷ luật lãnh đạo tỉnh Phú Yên

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên và ông Nguyễn Chí Hiến, nguyên phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên.

Cụ thể, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định 1106/QĐ-TTg ngày 21/9/2022 thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, nhiệm kỳ 2021 – 2026, do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về đảng. Thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 601-QĐ/UBKTTW ngày 22/7/2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thi hành kỷ luật đảng.

Thủ tướng Chính phủ kỷ luật lãnh đạo tỉnh Phú Yên -0

Cùng ngày 21/9/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cũng ký Quyết định 1107/QĐ-TTg thi hành kỷ luật bằng hình thức Xóa tư cách Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với ông Nguyễn Chí Hiến, do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về đảng. Thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 584-QĐNS/TW ngày 26/7/2022 của Ban Bí Thư về thi hành kỷ luật đảng.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý sử dụng đất đai, tài sản Nhà nước, quản lý và bảo vệ rừng, tài nguyên khoáng sản, đầu tư, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thi tuyển công chức năm 2017-2018; một số cán bộ, đảng viên trong đó có cả lãnh đạo chủ chốt của UBND tỉnh bị xử lý hình sự.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Truy tố hai nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cùng 5 đồng phạm Ngày 27/2, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có cáo trạng truy tố hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Cùng bị truy tố về tội danh này còn có 5 bị can khác là nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Công Thiên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Mông Điệp, Võ Tấn Thái; nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dẽ và nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (QLDĐ) Trần Văn Hùng. Hành vi vi phạm của 7 bị can nêu trên xảy ra tại dự án khu du lịch sinh thái tâm linh (STTL) Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi (BTSN) Vĩnh Trung trên núi Chín Khúc nằm ở phía Tây TP Nha Trang liên quan đến việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ), cấp giấy chứng nhận quyền (CNQSDĐ). Từ sai phạm tại dự án Cửu Long Sơn Tự Theo...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...