Chuyển đến nội dung chính

 

Nước mắt ngày trở về vì tin lời “việc nhẹ lương cao”

Chỉ vì tin lời “việc nhẹ, lương cao” mà nhiều bạn trẻ ở tỉnh Bạc Liêu bị bọn buôn người thông qua mạng xã hội lừa đảo dẫn sang Campuchia làm việc, rồi buộc gia đình phải chuyển hàng trăm triệu đồng để chuộc thân.

Được trở về với gia đình nhưng em H.H.L (SN 2005, ngụ huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) vẫn chưa hết sợ hãi về những ngày tháng kinh hoàng nơi xứ người mà em tận mắt chứng kiến những người khác bị đánh đập, chích điện, bỏ đói…

Sau nhiều tháng không tìm được việc làm, cũng như nhiều nạn nhân khác, đầu tháng 5/2022, thông qua mạng xã hội L. kết bạn một cô gái tên Duyên (ở Bà Rịa – Vũng Tàu). Từ mối quan hệ này, Duyên hướng dẫn L. lên TP Hồ Chí Minh để làm công việc nhẹ nhàng trên máy vi tính với mức lương khởi điểm khoảng 18 triệu đồng. Mức lương quá hấp dẫn nên L. đồng ý lên TP Hồ Chí Minh không chút do dự.

Nước mắt ngày trở về vì tìn lời “việc nhẹ lương cao” -0
L. (áo xanh) may mắn được gia đình vay mượn tiền chuộc về. 

Sau khi lên bến xe Miền Đông ở TP Hồ Chí Minh vào chiều tối ngày 8/5, L. được một người chạy xe máy đưa vào một khách sạn để nghỉ ngơi, sau vài tiếng thì được đưa lên 1 xe ô tô 16 chỗ ngồi rồi đưa đi đâu không rõ, khi biết thì đã ở bên Campuchia. Tại Campuchia, L. làm việc cho một công ty máy tính và bị thu hết giấy tờ tùy thân. L. được hướng dẫn cách thức lừa đảo người khác thông qua các trang mạng xã hội. Các đối tượng yêu cầu trong 1 phút L. phải đánh được 30 chữ do không đáp ứng được nên đã bị bán cho một công ty khác, sau đó tiếp tục bị bán cho một casino gần cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.

Đến ngày 25/5, sau hơn 10 ngày bị bán qua Campuchia các đối tượng yêu cầu L. gọi cho gia đình ra giá chuộc em về thì phải nộp 2.500USD (khoảng 62 triệu đồng). Nếu trễ 1 ngày, tiền chuộc tăng thêm 20 triệu đồng và sẽ bị đánh đập, tra tấn. Nghe tin dữ, cha mẹ L. như ngồi trên đống lửa, vì gia đình nông dân làm quần quật cũng chỉ đủ ăn thì số tiền kia quá lớn, vả lại trong thời gian ngắn, gia đình L không biết đào đâu ra.

Bà Quách Thị T, (mẹ L.), chia biết, thấy hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, một cô hàng xóm cho mượn 55 triệu đồng và 1 người khác cho mượn 20 triệu đồng để chuộc L. về. Có tiền, cha mẹ L.vội vàng tìm cách chuyển tiền vào tài khoản đối tượng yêu cầu rồi bắt xe lên cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Tại đây vợ chồng ông nhờ người quen và một người xe ôm tốt bụng hỗ trợ đón con trai về. Do gia đình đã đồng ý chuộc L. với số tiền nêu trên nên may mắn trong thời gian này không bị đánh đập như những người khác.

Cũng như L., em V.H. (xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu) cũng là 1 trong số những nạn nhân được may mắn trở về nhà an toàn. Sau 5 tháng lưu lạc bên Campuchia, đến ngày 12/9, được sự giúp đỡ của cơ quan chức năng Campuchia, Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Bộ đội Biên phòng tỉnh Bạc Liêu, H. đã được giải cứu trao trả về địa phương.

H. kể lại, do không có việc làm, em đã liên hệ với một người bạn và được giới thiệu việc làm với mức lương rất cao. Khăn gói lên đường H.  không ngờ bị lừa bán sang Campuchia bằng con đường vượt biên. “Em không nghĩ mình còn có thể được về nhà. Quả thật thời gian qua rất khủng khiếp, đầy ám ảnh. Được đoàn tụ với gia đình em như sống lại lần thứ hai và không bao giờ nhẹ dạ cả tin nữa”, H. nghẹn ngào.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bạc Liêu, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã tiếp nhận 7 nạn nhân bị mua bán trở về. Cụ thể, thị xã Giá Rai có 3, huyện Vĩnh Lợi có 2 và TP Bạc Liêu, huyện Hồng Dân mỗi địa phương 1 người.  Trong đó, có gia đình phải cầm cố đất đai, nhà cửa nộp tiền chuộc lên đến 260 triệu đồng rồi tha hương làm thuê kiếm sống. Các nạn nhân trở về đã ổn định tâm lý, được hỗ trợ các chính sách theo quy định. Hiện vẫn còn một số nạn nhân đang kẹt ở nước ngoài, cơ quan chức năng tiếp tục can thiệp, hỗ trợ đưa về bằng nhiều biện pháp. Tính đến ngày 24/9, Việt Nam đã phối hợp với nước bạn Campuchia giải cứu hơn 1.000 công dân bị môi giới lao động bất hợp pháp tại đây và hỗ trợ làm thủ tục cho hàng nghìn công dân khác. 

Tội phạm mua bán người hiện nay vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp với đủ các chiêu thức lừa đảo xuất khẩu lao động, “việc nhẹ, lương cao”. Giấc mơ xuất khẩu lao động tan thành mây khói, nhiều gia đình phải vay nợ, bán đất để chuộc con về, nhưng không phải ai bị lừa bán cũng may mắn trở về nguyện vẹn... Đây là bài học cảnh giác đối với mọi người.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Truy tố hai nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cùng 5 đồng phạm Ngày 27/2, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có cáo trạng truy tố hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Cùng bị truy tố về tội danh này còn có 5 bị can khác là nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Công Thiên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Mông Điệp, Võ Tấn Thái; nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dẽ và nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (QLDĐ) Trần Văn Hùng. Hành vi vi phạm của 7 bị can nêu trên xảy ra tại dự án khu du lịch sinh thái tâm linh (STTL) Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi (BTSN) Vĩnh Trung trên núi Chín Khúc nằm ở phía Tây TP Nha Trang liên quan đến việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ), cấp giấy chứng nhận quyền (CNQSDĐ). Từ sai phạm tại dự án Cửu Long Sơn Tự Theo...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...