Chuyển đến nội dung chính

 

Liệu có những "vụ Việt Á" trong lựa chọn SGK hay không?

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Kim Thúy băn khoăn điều này và đề nghị Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông (GDPT).

Chiều 23/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.

Lựa chọn 2/4 chuyên đề để Quốc hội giám sát tối cao

Báo cáo do Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày cho biết, đối với giám sát chuyên đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp theo 10 nhóm lĩnh vực với 121 vấn đề thuộc trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; đồng thời, căn cứ vào tiêu chí lựa chọn, nội dung đã thực hiện, năng lực thực hiện của các cơ quan, đã tiến hành lựa chọn các chuyên đề giám sát theo quy trình chặt chẽ.

Liệu có những
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo.

Theo đó, UBTVQH đã lựa chọn 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại sẽ giao cho UBTVQH tổ chức giám sát.

Chuyên đề 1: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Chuyên đề 2: Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Chuyên đề 3: Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK GDPT.

Chuyên đề 4: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021.

Dư luận băn khoăn giá SGK, sai sót trong 3 bộ sách

Thảo luận tại hội trường, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đề nghị Quốc hội giám sát tối cao Chuyên đề 3 để giúp đánh giá được đầy đủ, kịp thời ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện các Nghị quyết số 88 và số 51, từ đó có định hướng chỉ đạo tiếp tục đổi mới có hiệu quả trong những năm tiếp theo.

Liệu có những
ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy thảo luận tại hội trường.

Theo đại biểu, trong 8 năm qua, ngành Giáo dục đã có nhiều cố gắng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT. Tuy nhiên, dư luận cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về một số kết quả triển khai, như vấn đề giá SGK, hay việc sắp xếp môn Lịch sử là môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp học phổ thông.

ĐBQH TP Đà Nẵng nêu những vấn đề báo chí và ĐBQH đã đặt ra suốt từ kỳ họp trước đến kỳ họp này nhưng chưa được giải quyết, như những sai sót trong cả ba bộ SGK lớp 1, lớp 2, lớp 6 của NXB Giáo dục Việt Nam; những bất cập trong Thông tư số 25 của Bộ Giáo dục về lựa chọn SGK dẫn đến việc bỏ qua quyền lựa chọn dân chủ của cơ sở giáo dục; vai trò hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của Bộ GD&ĐT trong việc lựa chọn SGK để bảo đảm khách quan, công bằng, minh bạch, không ảnh hưởng xấu đến chủ trương xã hội hóa việc biên soạn SGK...

"Thậm chí có câu hỏi, liệu có những "vụ Việt Á" trong lựa chọn SGK không?" - ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy nhấn mạnh và khẳng định, để Quốc hội giám sát sẽ chỉ ra những hạn chế, những điều cần khắc phục để hỗ trợ ngành Giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ cũng như điều chỉnh các nghị quyết hoặc bổ sung chính sách nếu cần thiết...

Cử tri bức xúc vấn đề dạy và học môn Lịch sử

Đồng quan điểm, ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, giám sát việc đổi mới chương trình GSK GDPT rất nên và rất cấp thiết. Đây là nội dung cốt lõi của việc đổi mới căn bản và toàn diện GDPT, có tầm quan trọng và ý nghĩa lớn. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, cử tri đang rất bức xúc về các chương trình giáo dục có nhiều điểm không phù hợp, mà điển hình nhất trong thời gian vừa qua là vấn đề dạy và học môn Lịch sử.

Liệu có những
ĐBQH Nguyễn Anh Trí.

"Cực kỳ bức xúc trong toàn xã hội. GSK khi thì in sai, ngôn ngữ có nhiều chỗ không phù hợp, hình ảnh chưa được chuẩn mực; quá nhiều bộ SGK được định hướng sử dụng, gây ra sự lúng túng trong việc lựa chọn không chỉ ở phụ huynh mà thậm chí đối với các trường, các sở giáo dục. Đặc biệt, GSK không được sử dụng lại nên hàng năm tốn hàng ngàn tỷ đồng để mua sắm sách mới, gây ra khó khăn lớn cho những gia đình có con đi học", ĐBQH Đoàn TP Hà Nội chỉ rõ.

Ông cho rằng, Quốc hội khóa XIV cũng đã rất nhiều lần đề cập tình trạng như vậy nhưng gần như vẫn "dậm chân tại chỗ", cần giám sát thật đúng đắn cái được, cái chưa được, để từ đó điều chỉnh, nhằm mục đích thực hiện tốt hơn sự nghiệp đổi mới chương trình GSK GDPT.

ĐBQH Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) cũng nhất trí với quan điểm của hai đại biểu trên. "Quá trình triển khai thực hiện SGK GDPT năm 2018 còn nhiều bất cập, nhất là khi thời gian qua, cử tri và dư luận đang có những ý kiến về việc dạy và học môn Lịch sử trong chương trình GDPT. Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình khi tiếp xúc cử tri tại 8 huyện, thành phố, cử tri đều có ý kiến về nội dung này", đại biểu nhấn mạnh và khẳng định, Quốc hội cần giám sát tối cao Chuyên đề 3 nhằm đưa ra những đánh giá tổng thể, toàn diện và kịp thời tìm ra giải pháp thiết thực để kịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình GDPT những năm tới...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về công tác phòng ngừa vi
  Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là sự thật không thể phủ nhận! (TG) - Ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tự do tín ngưỡng, tôn giáo là 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người nhấn mạnh:  “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết” . Điều này tiếp tục được hiến định trong các bản Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Ảnh minh họa TÔN GIÁO LÀ MỘT THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
  Đừng tát nước theo mưa Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê. Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệp với thông ti