Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2022
  Kích động kỳ thị dân tộc - âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc Kỳ thị thường gắn liền với phân biệt đối xử. Kỳ thị, phân biệt đối xử là một khái niệm giao thoa giữa chính trị - văn hóa và xã hội. Kỳ thị dân tộc, chủng tộc là sự nhìn nhận, đánh giá làm giảm giá trị đối với một một dân tộc, một chủng tộc từ một quan niệm chính trị, văn hóa hoặc xã hội nào đó. Ở Việt Nam, kể từ khi bắt đầu xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách chia để trị và chia cắt nước ta thành ba miền (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) với những chính sách khác nhau trên các lĩnh vực chính trị, xã hội và kinh tế nhằm tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa ba miền với âm mưu chia cắt vĩnh viễn. Thay chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai cũng từng thực hiện chiến lược chia cắt lâu dài hai miền Nam, Bắc hòng tiến đến xóa bỏ chế độ xã hội XHCN và Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Khi chủ nghĩa thực dân cũ và mới bị đánh đổ tại Việt Nam, tàn dư của tư tưởng kỳ th...
  Liệu có những "vụ Việt Á" trong lựa chọn SGK hay không? Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Kim Thúy băn khoăn điều này và đề nghị Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông (GDPT). Chiều 23/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Lựa chọn 2/4 chuyên đề để Quốc hội giám sát tối cao Báo cáo do Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày cho biết, đối với giám sát chuyên đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp theo 10 nhóm lĩnh vực với 121 vấn đề thuộc trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; đồng thời, căn cứ vào tiêu chí lựa chọn, nội dung đã thực hiện, năng lực thực hiện của các cơ quan, đã tiến hành lựa chọn các chuyên đề giám sát theo quy trình chặt chẽ. Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo. Theo đó, UBTVQH đã lựa chọn 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định ch...
  Kiểm toán Nhà nước đề nghị xử lý trách nhiệm một số tập thể, cá nhân tại Bộ KH&CN Tổng Kiểm toán nhà nước vừa có kiến nghị về việc xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm được phát hiện từ kết quả kiểm soát năm 2021. Phối cảnh Trung tâm đo lường Việt Nam. Cụ thể, sau khi tiến hành kiểm toán một số dự án tại Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2021,  Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị Bộ này tổ chức  kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến một số vấn đề. Đó là việc phân bổ, giao dự toán không đúng nội dung, tính chất nguồn kinh phí hoặc ngoài định mức quy định; giao kinh phí cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ chuyển tiếp không bảo đảm tiến độ, khả năng giải ngân; Việc quản lý, sử dụng tài sản công trong thời gian dài còn thiếu chặt chẽ, chậm xử lý, bàn giao tài sản sau khi kết thúc các nhiệm vụ  khoa học công nghệ ; chậm xử lý, để tồn đọng trong thời gian dài các khoản phải thu hồi của các nhiệm vụ khoa  học...
  Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nói gì về vụ án vi phạm đấu thầu xảy ra tại CDC ? Liên quan đến vụ án đấu thầu tại CDC Hậu Giang, đồng chí Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết: “Quan điểm của tỉnh là có công thì khen mà có tội thì phải xử lý”. Sáng 24/5, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị Giao ban Báo chí quý II/2022. Đồng chí Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang chủ trì họp báo. Cùng dự có đồng chí Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBDN tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, thành phố, huyện, thị xã thuộc tỉnh. Đồng chí Nghiêm Xuân Thành phát biểu tại buổi họp báo. Liên quan đến vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại CDC Hậu Giang, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành cho biết, thực hiện văn bản chỉ đạo của UBKT Trung ương, tỉnh Hậu Giang đã thành lập 3 Đoàn thanh tra. Một đo...
  Nhiều đổi mới trong dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ Bộ Công an đã tích cực thực hiện theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ về tiếp tục lấy ý kiến, giải trình ý kiến tham gia của các đại biểu Quốc hội, cơ quan của Chính phủ, các địa phương, các tổ chức, cá nhân. Ngày 6/4, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 4/2022. Trung tướng, TS Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo về 2 dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo. Hội nghị có sự tham gia của các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng; lãnh đạo một số Bộ, Ban, ngành Trung ương; các đồng chí Bí thư, Thường trực tỉnh, thành uỷ. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới gần 2.000 điểm cầu trong cả nước với hơn 50 nghìn đại biểu tham dự. Tiếp thu triệt để ý kiến của các chuyên gia, đại biểu Nhấn mạnh về dự án Luật Trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ do Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) soạn ...
  Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ phù hợp với thực tiễn Luật về Trật tự an toàn giao thông đường bộ do Chính phủ trình tại nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV đã được biên soạn công phu, nội dung phù hợp với thực tiễn, đề nghị Quốc hội khóa XV sớm đưa vào chương trình xây dựng pháp luật. Hoàn thiện pháp luật về giao thông đường bộ Phát biểu thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, ngày 25/5, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cho rằng, một trong những luật có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới đó là các luật liên quan đến giao thông đường bộ vì đây là khuôn khổ pháp lý để tạo nên an toàn giao thông đường bộ. Có hạ tầng giao thông đường bộ đi trước mở đường thì kinh tế - xã hội nơi đường bộ đi ngang qua sẽ phát triển nhanh chóng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng và cả nước. Đại biểu N...
  Biết ơn những cống hiến của lực lượng CSND Rất biết ơn những cống hiến của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong cuộc đời này để Nhân dân được bình yên, an ninh Tổ quốc được đảm bảo, môi trường đầu tư kinh doanh được hấp dẫn và phát triển. Phát biểu tại Hội thảo khoa học cấp Quốc gia "Lực lượng Cảnh sát nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam", sáng 25/5, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao nhấn mạnh, rất vui mừng, xúc động khi đến dự và đồng chủ trì hội thảo; được gặp lại các đồng chí từng là thủ trưởng, đồng đội gắn bó, sát cánh với mình bởi 33 năm công tác trong lực lượng CAND thì Chánh án TAND Tối cao có hơn 22 năm gắn bó với lực lượng CSND. Dự hội thảo hôm nay, nhìn lại lịch sử truyền thống của lực lượng Cảnh sát nhân dân (CSND), xem lại những thước phim sinh động, tái hiện một cách chân thực về quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng CSND do Điện ảnh CAND, Cục T...
  Ủy ban Văn hoá, Giáo dục đề nghị quy định môn Lịch sử là môn học bắt buộc Ủy ban Văn hoá, Giáo dục đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo tiếp thu ý kiến đông đảo của cử tri, các tầng lớp nhân dân theo hướng quy định môn Lịch sử là môn học bắt buộc đối với cấp trung học phổ thông, với khối lượng kiến thức phù hợp. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vừa có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các bộ ngành liên quan  về “việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn Lịch sử cấp trung học phổ thông” sau khi có nhiều ý kiến cử tri, nhân dân và dư luận băn khoăn đối với quy định môn học Lịch sử cấp trung học phổ thông là môn học lựa chọn, không phải là môn học bắt buộc. “Kết quả tổng hợp kiến nghị của cử tri, Nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo cho thấy, đa số các ý kiến không đồng tình đối với việc đưa môn Lịch sử cấp trung học phổ thông thành môn lựa chọn” – báo cáo cho biết. Lý do được nêu ra, trước hết Lịch sử là môn học ...
  Tạo cơ sở pháp lý để Cảnh sát cơ động hoạt động hiệu quả Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga đề cập thực tế hiện nay phương tiên bay không người lái được sử dụng rộng rãi, có nguy cơ đe dọa, gây mất an ninh, an toàn các mục tiêu bảo vệ. Cho nên, cần tạo cơ sở pháp lý để cảnh sát cơ động ( CSCĐ) chủ động xử lý, ngăn chặn, vô hiệu hóa trong trường hợp cần thiết. Sáng 26/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ). CSCĐ được giao huấn luyện chống khủng bố Trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật CSCĐ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Lê Tấn Tới cho biết, một số ý kiến đề nghị cân nhắc điểm đ khoản 2, Điều 12 về nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát vì không phải là nhiệm vụ thường xuyên và không mang tính đặc thù của CSCĐ. Chủ nhiệm UBQPAN Lê Tấn Tới trình bày báo cáo tại hội trường. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin báo cáo như sau: Quy định nhiệm vụ tuần tra, k...