Chuyển đến nội dung chính

 

Thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận và một số cá nhân

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

1. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Thuận nhiệm kỳ 2010 - 2015 và nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Uỷ ban nhân dân tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất, thực hiện một số dự án; để một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh bị khởi tố, bắt tạm giam.

2. Đồng chí Huỳnh Văn Tí, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận (nhiệm kỳ 2005 - 2010, 2010 - 2015) chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2010 - 2015; chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc chủ trì họp cho chủ trương về phương án quy hoạch chi tiết Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết có nội dung vi phạm quy định của pháp luật.

3. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ (nhiệm kỳ 2015 - 2020); nguyên Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Bình Thuận (nhiệm kỳ 2010 - 2015) chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2015 - 2020; cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2010 - 2015; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong việc ký một số kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho chủ trương quy hoạch chi tiết và phương pháp, cách thức xác định giá đất của Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết có nội dung vi phạm quy định của pháp luật.

Thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận và một số cá nhân -0
Ông Huỳnh Văn Tí (trái) và ông Nguyễn Mạnh Hùng

4. Đồng chí Lê Tiến Phương, nguyên Phó Bí thư Tỉnh uỷ (nhiệm kỳ 2005 - 2010, 2010 - 2015); nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (nhiệm kỳ 2011 - 2016) cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2010 - 2015; chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong việc ký các văn bản vi phạm pháp luật về đất đai, đầu tư, nhà ở,...

5. Đồng chí Nguyễn Ngọc Hai, nguyên Phó Bí thư Tỉnh uỷ (nhiệm kỳ 2015 - 2020); nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (nhiệm kỳ 2016 - 2021) cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2015 - 2020; chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong việc ký các văn bản vi phạm pháp luật về đất đai, đầu tư,...

6. Đồng chí Lương Văn Hải, nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (nhiệm kỳ 2015 - 2020), nguyên Phó Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (nhiệm kỳ 2016 - 2021) cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2015 - 2020, của Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong việc ký các văn bản vi phạm pháp luật về đất đai, nhà ở, xây dựng,...

7. Đồng chí Hồ Lâm, nguyên Tỉnh uỷ viên (nhiệm kỳ 2015 - 2020), nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận (giai đoạn 2014 - 2020) chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Sở Tài nguyên và Môi trường giai đoạn từ tháng 3/2014 đến tháng 11/2020; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong việc ký các văn bản vi phạm pháp luật về đất đai, đầu tư,...

8. Đồng chí Võ Tấn Thái, nguyên Tỉnh uỷ viên, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hoà đã ký các văn bản tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định có nội dung trái pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng đất tại Dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự thuộc khu vực núi Chín Khúc.

9. Đồng chí Lê Văn Dẽ, nguyên Tỉnh uỷ viên, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hoà đã ký các văn bản tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định trái pháp luật về thẩm định quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng để chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện Dự án Khu biệt thự và du lịch sinh thái Vĩnh Trung.

10. Đồng chí Diệp Dũng, nguyên Thành uỷ viên, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương; ký các hợp đồng hợp tác đầu tư, nghị quyết, thông báo triển khai huy động vốn, tăng vốn điều lệ, tổ chức Đại hội thành viên năm 2020 trái pháp luật và quy định của Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.

Những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Thuận các nhiệm kỳ 2010 - 2015, 2015 - 2020, Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận các nhiệm kỳ 2011 - 2016, 2016 - 2021 và các đồng chí: Huỳnh Văn Tí, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Tiến Phương, Nguyễn Ngọc Hai, Lương Văn Hải, Hồ Lâm đã gây hậu quả nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, phát sinh nhiều đơn, thư tố cáo, phản ánh kéo dài, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp uỷ và chính quyền địa phương.

Vi phạm của các đồng chí: Võ Tấn Thái, Lê Văn Dẽ, Diệp Dũng gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, mất uy tín cá nhân.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, theo quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Thuận các nhiệm kỳ 2010 - 2015, 2015 - 2020, Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận các nhiệm kỳ 2011 - 2016, 2016 - 2021 và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng; Khiển trách đồng chí Huỳnh Văn Tí. Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng đối với các đồng chí: Nguyễn Ngọc Hai, Lương Văn Hải, Hồ Lâm, Võ Tấn Thái, Lê Văn Dẽ, Diệp Dũng; Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Lê Tiến Phương.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề nghị các cơ quan xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính theo đúng quy định đối với các tập thể, cá nhân đã xử lý kỷ luật đảng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về công tác phòng ngừa vi
  Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là sự thật không thể phủ nhận! (TG) - Ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tự do tín ngưỡng, tôn giáo là 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người nhấn mạnh:  “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết” . Điều này tiếp tục được hiến định trong các bản Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Ảnh minh họa TÔN GIÁO LÀ MỘT THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
  Đừng tát nước theo mưa Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê. Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệp với thông ti