Chuyển đến nội dung chính

 

Nhất trí cần thiết ban hành Luật lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở

Uỷ ban QP và AN cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật; tán thành với tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự án Luật vì đã thể hiện được khái quát, đầy đủ, thống nhất với nội dung dự thảo Luật, phù hợp với mục tiêu xây dựng Luật.

Sáng 1/10, tại phiên họp toàn thể lần thứ 17 của Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội (QP và AN) thẩm tra dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, trình bày báo cáo thẩm tra, Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban QP và AN cho biết, Uỷ ban QP và AN cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật; tán thành với tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự án Luật vì đã thể hiện được khái quát, đầy đủ, thống nhất với nội dung dự thảo Luật, phù hợp với mục tiêu xây dựng Luật.

Uỷ ban QP và AN cũng cơ bản nhất trí bố cục của dự thảo Luật vì đáp ứng yêu cầu của một văn bản quy phạm pháp luật, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp tục chỉ đạo rà soát, sắp xếp để bảo đảm cân đối, lôgic giữa các chương, điều của dự thảo, phù hợp với mục tiêu xây dựng Luật. 

Uỷ ban QP và AN cũng thống nhất với quy định về chức năng, vị trí của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, đề nghị làm rõ hơn vị trí “nòng cốt trong lực lượng quần chúng tham gia  bảo vệ ANTT ở cơ sở và các hoạt động “tham gia phối hợp”, “hỗ trợ” để xác định rõ hơn về vị trí, chức năng, địa vị pháp lý của lực lượng, bảo đảm phù hợp với quan điểm của Đảng về xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, đồng thời làm căn cứ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, mối liên hệ công tác, các chế độ, chính sách, điều kiện bảo đảm hoạt động khi thực hiện Luật.

Thiếu tướng  Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh trình bày báo cáo thẩm tra

Uỷ ban QP và An ninh cũng cơ bản nhất trí với quy định của dự thảo Luật về tuyển chọn, bố trí, sử dụng lực lượng bảo tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; thống nhất với quy định huy động lực lượng thực hiện bảo vệ ANTT ở cơ sở như dự thảo Luật.

“Uỷ ban QP và AN nhận thấy, việc bố trí lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là nội dung quan trọng, Luật cần phải có những quy định chặt chẽ về những nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật, đảm bảo khả thi” – Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.

Về chế độ chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức cho biết, có một số ý kiến đề nghị rà soát, chỉ quy định một số điều kiện, chế độ, chính sách thực sự cần thiết, có lộ trình cụ thể, phù hợp với khả năng bố trí kinh phí của từng địa phương, nhất là các địa phương khó khăn, đồng thời nghiên cứu quy định một số chính sách xã hội hoá nguồn lực để bảo đảm, hỗ trợ hoạt động của lực lượng này. 

Uỷ ban QP và AN đề nghị rà soát các quy định về chế độ, chính sách cho lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở giảm chi ngân sách nhà nước nhưng không làm giảm chế độ chính sách đối với lực lượng này trên cơ sở huy động nguồn lực của xã hội kết hợp với hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
Lịch trình chi tiết ngày làm việc thứ 2 của ông Trump và ông Kim ở Việt Nam Thứ Năm, 28/02/2019 07:47 AM GMT+7 (VTC News) - Đúng như tuyên bố trước đó trước đó của Tổng thống Trump, ngày làm việc thứ 2 của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều là một ngày hết sức bận rộn với lịch trình làm việc dày đặc. Theo Nhà Trắng, 2 nhà lãnh đạo sẽ bắt đầu chuỗi các cuộc họp tại khách sạn Metropole, bắt đầu bằng cuộc thảo luận riêng kéo dài 45 phút. Sau đó, ông Kim và ông Trump sẽ có cuộc gặp song phương mở rộng với các trợ lý vào 9h45.  Tới 11h55 , lãnh đạo Mỹ-Triều  sẽ có bữa trưa làm việc. 14h05, một lễ ký kết sẽ diễn ra và 15h30, Tổng tống Trump sẽ tổ chức một buổi họp báo.  Tổng thống Trump và lãnh đạo Kinm Jong-un trong bữa tối tại khách sạn Metropole. (Ảnh: Getty)  Trước đó, vào tối 27/2, Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un đã có cuộc trò chuyện ngắn trước khi dùng bữa tối cùng thành viên phái đoàn 2 bên tại khách sạn  Metropole. Tạ...