Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2022
  Khẳng định sự cần thiết xây dựng Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ Sau hơn 3 giờ làm việc tập trung, trách nhiệm, chiều 14/3, Hội thảo khoa học "Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ" do Bộ Công an chủ trì tổ chức đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra. Hội thảo đã nghe 10 ý kiến phát biểu tham luận trực tiếp tại Hội trường Bộ Công an và các điểm cầu của các đồng chí lãnh đạo cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn trong và ngoài lực lượng CAND. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn nhận được 32 báo cáo khoa học hết sức chất lượng, tâm huyết, được đăng trong kỷ yếu hội thảo. Thứ trưởng Lê Quốc Hùng điều hành tham luận tại hội thảo. Phát biểu kết luận hội thảo, Trung tướng, TS Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định, các ý kiến đã phân tích, làm sâu sắc luận cứ khoa học cho việc xây dựng dự án Luật TTATGT đường bộ, đồng thời phân
  Lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở không trùng dẫm với nhiệm vụ của Công an xã Dự án Luật được thông qua sẽ sắp xếp, bố trí lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở theo hướng thống nhất, kiện toàn, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quan hệ công tác, giảm chi ngân sách, nâng cao hiệu quả vệ ANTT ở cơ sở. Sáng 1/10, tại phiên họp toàn thể lần thứ 17, Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (QP và AN) của Quốc hội đã thẩm tra dự án Luật Lực lượng tham gia vảo vệ ANTT ở cơ sở.  Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dự, phát biểu chỉ đạo. Thượng tướng Võ Trọng Việt, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban QP và AN chủ trì phiên họp. Đại diện cơ quan soạn thảo báo cáo về dự án Luật, Thượng tướng Lê Quý Vương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, việc ban hành Luật nhằm thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chí
  Hợp nhất 3 lực lượng quần chúng ở cơ sở thành lực lượng bảo vệ ANTT là phù hợp với thực tế Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở... Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đang được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới nhằm  thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách Nhà nước; tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; kịp thời tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục sử dụng lực lượng Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ Công an xã tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở... Chuyệ
  Nhất trí cần thiết ban hành Luật lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở Uỷ ban QP và AN cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật; tán thành với tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự án Luật vì đã thể hiện được khái quát, đầy đủ, thống nhất với nội dung dự thảo Luật, phù hợp với mục tiêu xây dựng Luật. Sáng 1/10, tại phiên họp toàn thể lần thứ 17 của Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội (QP và AN) thẩm tra dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, trình bày báo cáo thẩm tra, Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban QP và AN cho biết, Uỷ ban QP và AN cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật; tán thành với tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự án Luật vì đã thể hiện được khái quát, đầy đủ, thống nhất với nội dung dự thảo Luật, phù hợp với mục tiêu xây dựng Luật. Uỷ ban QP và AN cũng cơ bản nhất trí bố cục của dự thảo Luật vì đáp ứng yêu cầu của một văn bản quy phạm pháp luật, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp tục chỉ đạo rà soát, sắp xếp để bảo đảm cân đối, lôgic g
  Hình phạt thích đáng cho kẻ "ảo vọng chính trị" 5 năm tù giam và 3 năm quản chế là hình phạt mà TAND tỉnh Lâm Đồng vừa tuyên dành cho Đinh Văn Hải (SN 1974, ngụ xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng) về tội "Làm, tàng trữ, phát tán và tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam". Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân Đinh Văn Hải là người bị khuyết tật nên càng được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, tạo mọi điều kiện với các chế độ chính sách ưu đãi để có được cuộc sống ổn định, đầy đủ hơn. Thế nhưng, Hải không chịu tìm kiếm công việc ổn định để làm mà hằng ngày lân la trên không gian mạng, tiếp cận những thông tin chính trị độc hại, đi ngược lại với đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, được làm, phát tán bởi các tổ chức, cá nhân phản động, khủng bố trong và ngoài nước. "Gần mực thì đen", chẳng mấy lúc Đinh Văn Hải đã tiêm nhiễm những thói hư tật xấu, thường xuyên viết bài, đăng tải lại
  Lộ danh tính một cán bộ y tế nhận "hoa hồng" hơn 2 tỷ đồng của Công ty Việt Á Thanh tra tỉnh Phú Thọ xác định  Trần Gia Phú, Chi ủy viên Chi bộ xét nghiệm, Trưởng đơn vị Vi sinh, Phó Giám đốc Trung tâm xét nghiệm thuộc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Phú Thọ đã nhận của cán bộ Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) số tiền "hoa hồng" là 2 tỷ đồng.  Thanh tra tỉnh Phú Thọ vừa có kết luận thanh tra chuyên đề mua sắm trang thiết bị vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch COVID-19; xác định cán bộ nhận “hoa hồng” từ Công ty Việt Á với số tiền hơn 2 tỷ đồng là ông Trần Gia Phú (Chi ủy viên Chi bộ xét nghiệm, Trưởng đơn vị Vi sinh, Phó Giám đốc Trung tâm xét nghiệm thuộc BVĐK tỉnh Phú Thọ). Quá trình thanh tra tại Sở Y tế và BVĐK tỉnh Phú Thọ, Đoàn Thanh tra nhận được thông tin liên quan đến việc ông Trần Gia Phú nhận tiền “hoa hồng” của Công ty Việt Á. Theo bản tường trình của ông Trần Gia Phú báo cáo, giải trình của BVĐK tỉnh
  Không thể bẻ cong lịch sử Gần 50 năm trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tới nay vẫn còn có những ý kiến sai lệch, xuyên tạc lịch sử. Họ cố tình khoét sâu những vết thương chiến tranh, chia rẽ dân tộc, đưa ra các luận điệu bẻ cong lịch sử bởi những động cơ, ý đồ xấu, những mưu đồ lợi ích của bản thân và các nhóm chống đối. Hành động này không chỉ là việc xét lại lịch sử mà còn là sự phá hoại tương lai. Mỗi dịp tháng tư về, một số cá nhân, nhóm người Việt Nam ở nước ngoài lại đưa ra những cụm từ cũ rích, cố tình tô vẽ lại những quan điểm sai lầm như “tháng tư là tháng “vo gạo bằng nước mắt”, “mùa quốc hận - tháng tư đen”, hoặc đòi vinh danh chế độ tay sai “Việt Nam Cộng hòa”, thậm chí là đòi chia đôi lại đất nước giống như trước 1975. Một số đối tượng đưa lên mạng xã hội những quan điểm sai trái, coi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta “thực chất chỉ là nội chiến, là chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh ý thức hệ nên không có gì đán
  Đất mẹ bao dung Một số người chống đối, từng “bên kia chiến tuyến”, sau giải phóng thì ra nước ngoài, từ đó giữ cách nhìn thù hận về đất nước, quê hương. Khi được vận động trở về, họ cho rằng, không có khái niệm hòa hợp, một đi là không thể quay về. Quan niệm đó đang chứng tỏ sự bảo thủ, định kiến trước sự đổi mới, mở cửa của đất nước cũng như truyền thống bao dung, chung lòng đất mẹ, ân nghĩa một nhà… Luật sư Hoàng Duy Hùng, người từng đắc cử Nghị viên Hội đồng thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử ngày 12-12-2009, người có quá khứ chống đối quyết liệt, cho rằng “không trở về” thì nay đã là con người có cách nhìn khác. Ông nói: “Tôi chống Đảng, Nhà nước từ năm 1984 và trở thành một đảng viên trung ương của đảng Đại Việt vào năm 1986. Khi được tổ chức cử về nước, lúc đó quê hương còn nghèo nàn, lạc hậu, lại bị bao vây, cấm vận từ nhiều phía”. Sau khi bị bắt giữ, xử lý, rồi được trả tự do vào năm 1993 thì đất nước ta vẫn còn nghèo, Hoàng Duy Hùng mang tư tưởng c
  Thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận và một số cá nhân Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy: 1. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Thuận nhiệm kỳ 2010 - 2015 và nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Uỷ ban nhân dân tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất, thực hiện một số dự án; để một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh bị khởi tố, bắt tạm giam. 2. Đồng chí Huỳnh Văn Tí, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận (nhiệm kỳ 2005 - 2010, 2010 - 2015) chịu trách nh
  Kiểm tra, giám sát - vũ khí sắc bén để Đảng ngày càng vững mạnh Khoảng gần 10 năm nay, mỗi khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra thông báo sau kì họp, cán bộ, nhân dân và dư luận đặc biệt quan tâm với tình cảm “nức lòng”, đồng tình với những hình thức xử lí nghiêm minh cán bộ, đảng viên vi phạm, sai phạm. Vậy mà từng có thời điểm, không ít người rất băn khoăn trước quyết tâm của Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Suy nghĩ “Ai dám động vào mấy ông tỉnh ủy viên, Ủy viên Trung ương; "bê xê tê" thì càng không thể”, đã ăn sâu vào tiềm thức của không ít cán bộ, đảng viên và người dân. Đã có những vụ việc gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội; những công trình nghìn tỷ, chục nghìn tỷ “đắp chiếu”; lợi dụng quyền lực và kẽ hở của pháp luật để tham ô tài sản Nhà nước, đục khoét tài nguyên quốc gia… nhưng chỉ bị “giơ nhẹ và đánh cũng khẽ”. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.  Hẳn nhiều người còn nhớ, tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI, tháng 10/