Chuyển đến nội dung chính

 

Đề phòng bệnh hãnh tiến, hiếu thắng

Có một điểm chung từ những vụ án, vụ việc tiêu cực bị đưa ra ánh sáng công lý thời gian qua, đó là đối tượng phạm tội, vi phạm kỷ luật, suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống... là người trẻ chiếm tỷ lệ cao.

Khi chưa bị điều tra, xử lý, không ít người trong số họ từng được đánh giá là cán bộ có năng lực, doanh nhân giỏi. Một trong những nguyên nhân khiến họ suy thoái, vi phạm pháp luật đó là tính hãnh tiến, hiếu thắng, muốn thành công bằng mọi giá...

Từ những bài học nhãn tiền

Vụ án tiêu cực xảy ra tại Công ty Việt Á liên quan đến hành vi móc nối, cấu kết “thổi” giá vật tư y tế để trục lợi trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn quốc, đang tiếp tục làm “nóng” dư luận. Việc cơ quan chức năng tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, nhiều cán bộ ở một số ngành, địa phương liên quan bị khởi tố, đã cho thấy quyết tâm chống tham nhũng đến cùng, không có vùng cấm trong xử lý vi phạm của Đảng, Nhà nước ta. Trong một diễn biến khác, vụ việc Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô (Quảng Ninh) Lê Hùng Sơn bị khai trừ ra khỏi Đảng vì vi phạm nghiêm trọng phẩm chất đạo đức, lối sống, cũng là đề tài bàn tán xôn xao của dư luận xã hội. Điểm đáng chú ý ở những vụ án, vụ việc được dư luận xã hội dành sự quan tâm đặc biệt này là những cán bộ, người đứng đầu bị xử lý thuộc diện cán bộ trẻ. Nhìn lại những vụ án, vụ việc tiêu cực bị cơ quan chức năng kiểm tra, điều tra, xử lý được công bố rộng rãi trên công luận thời gian qua, chúng ta thấy, tỷ lệ người trẻ “nhúng chàm” chiếm đa số. “Soi” hồ sơ, tiểu sử của những đối tượng này, nhiều người bày tỏ sự xót xa, tiếc nuối. Nhiều người trong số họ là cán bộ được đào tạo căn bản, có triển vọng, từng có thành tích xuất sắc trong lãnh đạo, quản lý, sản xuất kinh doanh, được trao tặng những phần thưởng danh giá. Một số trường hợp từng được kỳ vọng là “hạt giống đỏ” của ngành, địa phương, doanh nghiệp...

Đề phòng bệnh hãnh tiến, hiếu thắng
Trẻ chơi game ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển. Ảnh: Báo Pháp luật.

Vậy, điều gì khiến họ sa ngã, suy thoái về chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng? Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng đã chỉ rõ, nguyên nhân sâu xa, chủ yếu là do bản thân những cán bộ, đảng viên đó thiếu tu dưỡng, rèn luyện; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất... Bên cạnh đó, Đảng ta cũng chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đảng: “Đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ còn nể nang, cục bộ. Một số cơ chế, chính sách trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chưa công bằng...”. Sự nể nang, cục bộ... trong công tác cán bộ diễn ra ở không ít tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương đã vô hình trung đưa vào bộ máy những nhân tố hãnh tiến, hiếu thắng, tư tưởng mang nặng chủ nghĩa cá nhân.

Khi còn sống, ông Trần Trọng Tân, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) có kể cho chúng tôi nghe câu chuyện nhỏ, đáng suy ngẫm. Chuyện là khi ông mới nghỉ hưu, một cán bộ tổ chức của địa phương đến nhà chúc Tết, có tham khảo ý kiến ông về một số nhân sự đang được quy hoạch nguồn cán bộ kế cận. Ông đã góp ý về một trường hợp cụ thể, rằng cậu ấy chưa đủ độ "chín" để giữ cương vị đó, cần thời gian rèn luyện, tu dưỡng thêm. Đưa một cán bộ trẻ có tư tưởng hãnh tiến, hiếu thắng, “ngựa non háu đá” vào vị trí quan trọng trong bộ máy công quyền, rất dễ gây họa. Mặc dù vậy, dự kiến của tổ chức vẫn không thay đổi. Vị cán bộ trẻ vẫn được bổ nhiệm theo quy trình. Mới đầu, anh ta gây chú ý bởi một số tuyên bố, hứa hẹn trong những lần đăng đàn hội nghị. Nhưng sau đó thì có biểu hiện lộng quyền, làm trái nguyên tắc, quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền, kết bè kéo cánh, gây mất đoàn kết nội bộ và cuối cùng là bị xử lý kỷ luật, điều chuyển công tác.

Dẫn một ví dụ như vậy để thấy, đưa cán bộ vào bộ máy thì dễ, nhưng khi cán bộ làm trái nguyên tắc, vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật, việc kiểm tra, điều tra, củng cố chứng cứ, hồ sơ để loại bỏ họ ra khỏi bộ máy lại vô cùng khó khăn, phức tạp. Khi đưa được họ ra khỏi bộ máy thì tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó đã bị “ngấm đòn”, yếu kém, bết bát kéo dài, hậu quả để lại rất nặng nề.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 9-12-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Sự suy thoái về đạo đức, lối sống thể hiện ở chỗ: Sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, hám quyền lực, tham nhũng, tiêu cực; bè phái, cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của dân... Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ nhiều trường hợp còn nể nang, cục bộ...”.

Nhận diện, ứng xử với “ngựa non”

Tính hãnh tiến, hiếu thắng thường xảy ra ở một bộ phận người trẻ, cán bộ trẻ. Nguyên nhân chính là do quá trình tu dưỡng, rèn luyện chưa đủ, non kém nhận thức, yếu bản lĩnh, cá nhân chủ nghĩa. Biểu hiện của những người này là thích thể hiện, thích được chú ý, muốn thành công bằng mọi giá, bất chấp thủ đoạn. Câu chuyện về anh thanh niên giả danh “thạc sĩ”, “bác sĩ” vào khu cách ly điều trị F0 ở TP Hồ Chí Minh đang gây xôn xao dư luận, cũng là một dạng biểu hiện của thói hãnh tiến, “ngựa non háu đá”...

Trẻ hóa đội ngũ cán bộ, trọng dụng cán bộ trẻ là chủ trương lớn của Đảng. Đó vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nhằm không ngừng nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng, xây dựng đất nước hùng cường. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài...”.

Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng, cần phải làm thật tốt công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí cán bộ. Đảng ta tin tưởng, kỳ vọng vào cán bộ trẻ, nhưng đó phải là những nhân tố hội tụ đủ cả đức lẫn tài. Chính đội ngũ cán bộ trẻ, nguồn nhân lực trẻ của Đảng trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là lực lượng chủ lực tạo bước phát triển mới của Đảng về trí tuệ, bản lĩnh chính trị. Để Đảng ta thực sự là đạo đức, là văn minh, gắn bó mật thiết với nhân dân, đủ uy tín và năng lực lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi đội ngũ cán bộ trẻ phải thực sự là đạo đức, là văn minh từ tư duy, lời nói, việc làm. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Cán bộ dù ở vị trí nào cũng phải luôn luôn có ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình, làm "đúng vai, thuộc bài", thật sự có chất lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin yêu, quý trọng”.

Đến Đại hội lần thứ XIII, hệ thống các quy định, hướng dẫn, nghị quyết... của Đảng về công tác cán bộ, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm chặt chẽ, khoa học. Thực hiện nghiêm các quy định, Điều lệ Đảng, sẽ không có chuyện bố trí sai người, sai việc. Tuy nhiên, mầm mống chủ nghĩa cá nhân, các biểu hiện “lợi ích nhóm”, chạy chức, chạy quyền... trong hệ thống chính trị vẫn luôn là nguy cơ gây tổn hại đến uy tín, danh dự của Đảng. Bởi vậy, từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên phải tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, quán triệt, học tập nghị quyết của Đảng. Chỉ khi việc học tập trở thành nhu cầu tự thân, việc làm tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên thì chủ trương, chính sách, đặc biệt là trong công tác cán bộ, mới thực sự có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Đảng khuyến khích và có chủ trương bảo vệ những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung. Đây là những đặc trưng, thế mạnh của cán bộ trẻ. Sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá... hoàn toàn đối lập với thói hãnh tiến, hiếu thắng, làm liều. Phân biệt những thuộc tính này đối với cán bộ trên thực tế không khó. Những cán bộ hội tụ đủ cả đức và tài, sự năng động, sáng tạo, đột phá của họ luôn hướng đến lợi ích chung, làm lợi cho tập thể, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Ngược lại, thói “ngựa non háu đá” của một bộ phận cán bộ hãnh tiến, hiếu thắng, thực chất là biểu hiện, hệ quả của tư tưởng cá nhân chủ nghĩa. “Ngựa non háu đá” thì lực của những cú đá chỉ đủ lắc rung nhành cây, ngọn cỏ. Vấn đề là, khi đã biết đó là “ngựa non” thì tuyệt đối đừng để nó “sổng” vào khu hoa màu, tác hại khôn lường.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về công tác phòng ngừa vi
  Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là sự thật không thể phủ nhận! (TG) - Ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tự do tín ngưỡng, tôn giáo là 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người nhấn mạnh:  “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết” . Điều này tiếp tục được hiến định trong các bản Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Ảnh minh họa TÔN GIÁO LÀ MỘT THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
  Đừng tát nước theo mưa Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê. Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệp với thông ti