Chuyển đến nội dung chính

 

Siêu biến thể Omicron dễ thích ứng với cơ thể người hơn Delta

So sánh hai biến thể Omicron và Delta, các nhà khoa học Italia cho biết siêu biến thể Omicron đã biến đổi để dễ dàng thích ứng với cơ thể con người hơn.

Nhóm nghiên cứu từ bệnh viện Bambino Gesu ở Rome, Italia, đã đưa ra hình ảnh minh họa đầu tiên so sánh các đột biến của biến thể Omicron được coi là nguy hiểm nhất hiện nay, với đột biến của biến thể Delta. Đây là một mô hình được dựng lên trong phòng thí nghiệm.

Các nhà khoa học đã tiến hành so sánh cấu trúc protein đột biến của biến thể Omicron (ảnh bên phải) và của biến thể Delta (ảnh bên trái). Có thể thấy mặc dù đột biến của biến thể Delta (chấm đỏ bên trái) được phân bổ đa dạng hơn so với chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu, nhưng đột biến của Omicron (chấm đỏ bên phải) lại có mật độ dày đặc hơn hẳn so với Delta, đặc biệt là tập trung ở các khu vực tiếp xúc trực tiếp với tế bào trong cơ thể con người.

Siêu biến thể Omicron dễ thích ứng với cơ thể người hơn Delta
Hình ảnh so sánh biến thể Delta (bên trái) và Omicron của bệnh viện Bambino Gesu. Ảnh: Ansa.it. 

Theo đó, diện tích tiếp xúc của Omicron rộng hơn, cho thấy độ lây nhiễm cao hơn Delta. Số đột biến của Omicron là 43, trong khi ở Delta là 18. Mức độ đột biến giảm dần tại những vùng màu cam, vàng, xanh lá và cuối cùng là xám không có thay đổi gì.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng điều đó không có nghĩa là biến thể Omicron nguy hiểm hơn, mà chỉ đơn giản là virus đã tạo ra một biến thể thích nghi hơn với con người. Do đó, vẫn cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác định liệu sự thích ứng đó có nguy hiểm hơn hay không.

Dù vậy, với lượng đột biến bất thường này, giới chuyên gia cảnh báo biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể dễ lây lan hơn hoặc dễ kháng vắc xin và miễn dịch tự nhiên hơn.

Hiện chưa có ý kiến đánh giá từ các nhà khoa học trên thế giới về hình minh họa trên của nhóm nghiên cứu từ bệnh viện Bambino Gesu.

Được phát hiện lần đầu tiên tại khu vực phía nam châu Phi vào đầu tháng 11 này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định Omicron (hay B.1.1.529) là “biến thể đáng lo ngại” bởi số lượng lớn các đột biến gấp đôi so với biến thể Delta, đồng thời, nguy cơ tái nhiễm cao hơn so với các biến thể khác.

Siêu biến thể Omicron dễ thích ứng với cơ thể người hơn Delta
Các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu về biến thể mới Omicron. Ảnh: Azerbaycan24.com. 

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cũng xếp Omicron vào nhóm “biến thể đáng lo ngại”, bên cạnh các biến thể được phát hiện từ trước gồm Beta, Gamma và Delta.

Các ca nhiễm Omicron đã được phát hiện bên ngoài “lục địa đen”, từ châu Âu (Bỉ, Hà Lan, Anh, Đức, Italia...) cho đến Israel, Australia, Hong Kong (Trung Quốc). Hàng loạt quốc gia đã hạn chế người nhập cảnh nhiều nước châu Phi, trong đó Israel là quốc gia đầu tiên quyết định đóng cửa biên giới hoàn toàn nhằm ngặn chặn nguy cơ Omicron lây lan.

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nam Phi lại khẳng định người nhiễm biến thể Omicron mới này có triệu chứng nhẹ, như nhức cơ và mệt mỏi trong 1-2 ngày, và dường như vấn đề đang bị thổi phồng. Đặc biệt, bệnh nhân không hề bị mất khứu giác hoặc vị giác và chỉ bị ho nhẹ, một số trường hợp được điều trị tại nhà.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Truy tố hai nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cùng 5 đồng phạm Ngày 27/2, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có cáo trạng truy tố hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Cùng bị truy tố về tội danh này còn có 5 bị can khác là nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Công Thiên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Mông Điệp, Võ Tấn Thái; nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dẽ và nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (QLDĐ) Trần Văn Hùng. Hành vi vi phạm của 7 bị can nêu trên xảy ra tại dự án khu du lịch sinh thái tâm linh (STTL) Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi (BTSN) Vĩnh Trung trên núi Chín Khúc nằm ở phía Tây TP Nha Trang liên quan đến việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ), cấp giấy chứng nhận quyền (CNQSDĐ). Từ sai phạm tại dự án Cửu Long Sơn Tự Theo...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...