Chuyển đến nội dung chính

 

Loài “cỏ độc” trên cánh đồng đổi mới

Cuộc chiến “Diễn biến hòa bình”, một trận tuyến không khói súng luôn cam go và phức tạp không chỉ với các cơ quan trung ương mà ở những địa phương kinh tế xã hội phát triển như tỉnh Vĩnh Phúc, cũng có rất nhiều bài toán khó cần giải quyết. Nhưng với quyết tâm chính trị cao và nhiều giải pháp đấu tranh kiên quyết, tích cực và hiệu quả, Vĩnh Phúc đã chặn luồng gió độc “Diễn biến hòa bình”, bảo vệ “vùng xanh” trận địa tư tưởng, giúp địa phương ổn định, phát triển.

Vĩnh Phúc là một trong những địa phương đi đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững; xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành đô thị hiện đại, giàu mạnh, văn minh. Thế nhưng vẫn có “loài cỏ độc” vẫn âm thầm sinh sôi, nảy nở và lẩn khuất dưới những cây xanh trên mảnh đất Vĩnh Phúc màu mỡ không dễ gì nhận ra chúng để nhổ bỏ! Loài cỏ độc ấy chính là “Diễn biến hòa bình” mà nhiều tổ chức phản động móc nối, hoạt động tinh vi, ẩn mặt… tạo ra cuộc chiến vô cùng phức tạp, nguy hiểm.

Những kẻ ném đá vào bánh xe đổi mới

Cách đây ít lâu, khi Vĩnh Phúc phát triển một số dự án kinh tế quan trọng, được kỳ vọng tạo ra sức bật mới, làm thay đổi bộ mặt kinh tế địa phương và các vùng ven thủ đô thì bất ngờ có những kẻ “kỳ đà cản mũi” xuất hiện.

Lấy danh nghĩa bảo vệ quyền lợi của người dân, bảo vệ rừng, yêu môi trường, yêu thiên nhiên, chúng lập ra nhiều hội, nhóm, trang mạng xã hội, tung ra những thông tin bóp méo sự thật, kích động người dân phản đối các dự án. Cơ quan chức năng sớm vào cuộc thì nhận ra, hầu hết những kẻ đứng tên dưới những tâm thư, kiến nghị không phải là người địa phương mà có bàn tay giật dây của những tổ chức phản động từ nước ngoài, do một số đối tượng từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng kích động, lôi kéo người dân.

Chúng đã đơm đặt, dựng chuyện, thậm chí tạo ra những “xì căng đan” như “bị đánh trong rừng”, “cấu kết với doanh nghiệp phá rừng”… lôi kéo cả một số cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, làm phức tạp tình hình, khiến cho có dự án đã bị đình trệ. Lợi ích đâu chưa thấy, chỉ có người dân và địa phương là nhìn thấy rõ hậu quả khi bánh xe phát triển phải dừng lại.

Nhiều năm qua, các tổ chức hoạt động “Diễn biến hòa bình” trá hình ra đời như: “Hội anh em dân chủ”, “Con đường Việt Nam”, “Chấn hưng nước Việt”, Triều Đại Việt, Việt Tân, Đảng dân chủ tự do… đã không ít lần hướng tới người dân Vĩnh Phúc để lôi kéo. Nhiều người ban đầu cũng lầm tưởng rằng mình sẽ được cứu cánh bởi một tổ chức minh bạch, dân chủ, công bằng, bảo vệ quan điểm tư tưởng, một thế giới tự do… bởi những cái tên mỹ miều ấy.

Những “loài cỏ độc” đang được các đối tượng phản động ngầm “gieo” và “chăm sóc” trên địa bàn tỉnh, bước đầu đã lộ diện… Theo tài liệu của cơ quan chức năng, trong tỉnh, đã có trường hợp đảng viên có chức vụ nhưng bị các thế lực thù địch lôi kéo, khống chế trở thành "công cụ" của chúng.

N.V.A ở Phúc Yên (tên nhân vật đã được thay đổi) là một ví dụ. Từ khoảng năm 2007, A thường xuyên truy cập vào một số trang web phản động như: Tổ chức Việt Tân, Đảng Dân chủ Tự do, Đài Á Châu tự do, RFI, RFA… cộng thêm sự bất mãn trong công việc, cuộc sống sinh ra tiêu cực. A đã bị tiêm nhiễm tư tưởng đa nguyên, đa đảng và đã viết nhiều bài thể hiện quan điểm đó. Sau đó A gửi lên một số trang web phản động và được các tổ chức này đăng tải tuyên truyền. Không chỉ dừng lại ở đó, qua một số vòng thử thách, xác nhận A thuộc diện quy hoạch nguồn, các thế lực phản động thù địch lập tức xây dựng A trở thành “ngọn cờ” chống đối hòng “chui sâu, leo cao”.

Đứng trong tổ chức Việt Tân, A lôi kéo cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, giữ vị trí quan trọng ở cơ sở làm “nòng cốt” của tổ chức Việt Tân. Năm 2011, khi A chuẩn bị trốn sang Malaysia thì bị các cơ quan chức năng ngăn chặn và xử lý kịp thời.

A là một trường hợp điển hình của biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, mất lập trường cách mạng. Và chỉ chờ có thế, các đối tượng chống đối như “vớ bở”, móc nối, "đào tạo" đưa ngay vào "tổ chức" phản dân, hại nước, gây hậu quả khôn lường.

Năm 2011- 2013, vụ việc về đối tượng H.V.B. (tên nhân vật đã được thay đổi), sinh năm 1985, tham gia “Hội anh em dân chủ”- tổ chức phản động có nguồn gốc từ nước ngoài cũng là một điển hình. 

B. tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Luật, được bố trí công tác tại một cơ quan quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2011, do bị kỷ luật cảnh cáo và bị chuyển công tác, B đã nảy sinh tiêu cực, bất mãn. Do có mối quan hệ từ trước, B được Nguyễn Văn D.(tên nhân vật đã được thay đổi) là thành viên của “Đảng dân chủ” (một tổ chức phản động người Việt lưu vong tại Thái Lan) gặp gỡ, lôi kéo tham gia “Hội anh em dân chủ”. Được vào tổ chức, B đã dùng mạng xã hội Facebook đăng nhiều bài viết đòi tự do dân chủ; đòi đa nguyên đa đảng; kích động biểu tình; ca ngợi tổ chức Đảng dân chủ tại Thái Lan. Không những thế, B đã cùng các thành viên trong tổ chức “Hội anh em dân chủ” tập trung trước cửa Nhà hát lớn Hà Nội mang theo các băng rôn, biểu ngữ yêu cầu Nhà nước thả tự do đối với một số đối tượng phản động, mục đích gây tiếng vang, tạo đà cho các cuộc biểu tình khác.

Nhận thấy đối tượng này có khả năng ảnh hưởng trên các diễn đàn, “Hội” đã “đầu tư” cho B về tài chính, cho “vào lò” đào tạo các kỹ năng: Hoạt động độc lập; hoạt động theo nhóm và hoạt động liên kết các nhóm;cách thức và phương thức sử dụng mạng xã hội để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.

Được hà hơi tiếp sức, B đã không “phụ lòng” chúng, ra sức luồn lách lợi dụng người dân, cán bộ thoái hóa biến chất, phần tử chống đối chính trị, công nhân tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu đơn khiếu kiện lên các cấp chính quyền; một số tổ chức như hội từ thiện, hội luật sư... cũng bị vận động tham gia tổ chức. Nhiều người dân, cán bộ đã bị móc nối. Cuối cùng B đã bị cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. 

Câu hỏi đặt ra là, tại sao tất cả những diễn biến, những chiêu trò của “những kẻ giấu mặt” không có gì là mới mà vẫn có người “dính bẫy”, bị sa ngã, trở thành “con mồi” cho các thế lực thù địch? Căn nguyên của vấn đề có nhiều, song, khía cạnh rất đáng nói, đáng bàn, đáng suy ngẫm là cả hai đối tượng trên đều mơ hồ nhận thức về “Diễn biến hòa bình”, lệch lạc trong tư tưởng chính trị nên đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Khoảng trống đó đã bị các thế lực thù địch khoét sâu, kèm theo vô vàn những “bánh vẽ” về lợi ích khác đã làm “mờ mắt”.

Sự việc đã khép lại, cả hai đối tượng trên đã bị pháp luật xử lý, chính họ đã phải trả giá đắt cho những hành động sai trái của mình. Song, cũng từ đó, gióng lên hồi chuông cảnh báo cho sự tha hóa, biến chất ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, không chỉ làm mất niềm tin của dân đối với Đảng mà nguy hại hơn, đó là những vi rút độc hại đang được kẻ thù tiếp sức, ngày đêm gặm nhấm, tàn phá sự ổn định chính trị của quê hương, đất nước, làm tổn hại quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Âm mưu biến những vùng phát triển thành “điểm nóng”

Là tỉnh đồng bằng trung du và miền núi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng thủ đô, khai thác tốt vị trí địa lý thuận lợi và dư địa phát triển tiềm năng, với cơ chế, chính sách phù hợp, đột phá trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, sau gần 24 năm tái lập (1997-2021), Vĩnh Phúc từ một tỉnh nghèo, thuần nông, xuất phát điểm về kinh tế thấp, trở thành một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu ngân sách dồi dào và có đóng góp cho ngân sách Trung ương…

Với địa - chính trị như vậy, Vĩnh Phúc không nằm ngoài tầm ngắm của các thế lực thù địch, triển khai chiến lược "diễn biến hòa bình". Bằng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, chúng lập ra nhiều tổ chức, hội đoàn với tên gọi hết sức khơi gợi, mỹ miều, kết giao với các tổ chức phản động lưu vong nước ngoài (được sự hậu thuẫn của nước sở tại), không ngừng tạo “chân rết”, lợi dụng những người bất mãn, cực đoan để lôi kéo, kích động.

Chúng dùng nhiều trang web, mạng xã hội để phát tán bài viết, đăng ảnh, video tuyên truyền trái với đường lối, quan điểm của Đảng, nhằm chuyển hóa tư tưởng đối với những người non yếu về lập trường tư tưởng. Với lớp trẻ, chúng gieo rắc chủ nghĩa thực dụng, văn hóa phương Tây, tạo tâm lý hưởng thụ, lối sống xa hoa, thực dụng, từng bước chuyển hóa tư duy, nếp nghĩ, quan điểm sống… Ở một số địa phương, núp dưới chiêu bài tự do tôn giáo tín ngưỡng, tự do dân chủ, chúng lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin biểu tình trái luật, tạo “điểm nóng”.

Đối với hệ thống chính trị, các đối tượng thù địch không từ mọi thủ đoạn tác động gây chia rẽ, mâu thuẫn nội bộ giữa cấp trên với cấp dưới, bằng nhiều hình thức: Đơn thư nặc danh, kích động quần chúng; lợi dụng vụ việc có liên quan quyền lợi của cá nhân chưa kịp thời, hay đang trong quá trình các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết, chúng "châm ngòi", tập hợp ý kiến, nêu yêu sách, đòi hỏi vượt quá quy định gây khó dễ với các cấp chính quyền, thậm chí bất hợp tác với các cơ quan chức năng, gây rối làm mất trật tự trị an, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất của một bộ phận nhân dân…

Trước các kỳ Đại hội Đảng; bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, chúng tạo ra "sóng" đơn thư nặc danh, tin nhắn gây sự nghi ngờ, chia rẽ trong nội bộ, "rỉ tai” thêu dệt, nói xấu, nhắm vào những cán bộ chủ chốt… tạo ra hoài nghi, bất an, lung lạc tinh thần; tạo dư luận bè phái, "cánh hẩu" tác động lẫn lộn thật - giả, làm rối ren, khiến cho người dân, cán bộ mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Đặc biệt, với các sai phạm của cán bộ khi bị cơ quan chức năng xử lý, kỷ luật... cũng chính là điểm chốt để các tổ chức phản động, các đối tượng cơ hội chính trị tìm mọi cách “nhào nặn”, "tô vẽ", xuyên tạc những vấn đề chính trị, tạo điểm nóng, gây phức tạp tình hình địa phương.

Lợi dụng kẽ hở trong công tác giải quyết chế độ chính sách; trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tập trung chủ yếu vào các dự án lớn, xuất hiện các phần tử xấu bị kích động, lôi kéo một bộ phận người dân trong vùng dự án "bất hợp tác", đưa yêu sách trái quy định, thậm chí, xúi bẩy, đẩy cả những người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em vào vòng xoáy của những sai phạm trái pháp luật, làm căng thẳng, phức tạp tình hình. Điển hình như vụ việc ở xã Nam Viêm (thị xã Phúc Yên) khi giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai gần đây. Hay dự án xây dựng Nhà máy xử lý rác thải tập trung của tỉnh ở xã Trung Mỹ; công tác dồn điền đổi thửa ở xã Phú Xuân (huyện Bình Xuyên)… đã xuất hiện một số đối tượng "chủ chốt" lôi kéo người dân khiếu kiện vượt cấp, kiến nghị, đưa ra nhiều đòi hỏi không chính đáng, không phù hợp, tiềm ẩn trở thành điểm nóng về an ninh chính trị…

An ninh tại các khu, cụm công nghiệp cũng là vấn đề mà các tổ chức phản động nhắm vào, tạo “điểm nóng”. Chúng lợi dụng hiện tượng đình công, bãi công của công nhân liên quan đến đòi chế độ, thưởng cao dịp Tết… như vụ việc Công ty Lợi Tín (huyện Lập Thạch), Công ty May Việt Thiên (huyện Vĩnh Tường)… để kích động, xuyên tạc.

Đáng chú ý nữa là những hoạt động ngầm của một số tổ chức tà đạo, đạo lạ, môn phái trên địa bàn Vĩnh Phúc như: Pháp luân công; Pháp môn diệu âm, Hội thánh Đức Chúa trời mẹ. Chúng còn lợi dụng nghi lễ hầu đồng lôi kéo người tham gia, tuyên truyền mê tín dị đoan, bói toán; giả sư, đội lốt tín ngưỡng, tự xưng nhà phong thủy, chiêm tinh, khuếch trương thanh thế, mưu lợi… dễ bề bị các tổ chức phản động luồn lách, tròng dây, tập hợp lực lượng, truyền bá luồng văn hóa xấu, xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Truy tố hai nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cùng 5 đồng phạm Ngày 27/2, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có cáo trạng truy tố hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Cùng bị truy tố về tội danh này còn có 5 bị can khác là nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Công Thiên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Mông Điệp, Võ Tấn Thái; nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dẽ và nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (QLDĐ) Trần Văn Hùng. Hành vi vi phạm của 7 bị can nêu trên xảy ra tại dự án khu du lịch sinh thái tâm linh (STTL) Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi (BTSN) Vĩnh Trung trên núi Chín Khúc nằm ở phía Tây TP Nha Trang liên quan đến việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ), cấp giấy chứng nhận quyền (CNQSDĐ). Từ sai phạm tại dự án Cửu Long Sơn Tự Theo...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...