Chuyển đến nội dung chính

 

Không để “thức ăn của quỷ” có cơ hội bày trên “bàn tiệc”

Xác định đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” là hết sức quan trọng, cấp bách, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền của tỉnh Vĩnh Phúc đã vào cuộc, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, khả thi để giữ vững nền tảng chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ động nắm bắt tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân

Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 17-4-2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, khóa X về tăng cường công tác đấu tranh chống âm mưu, hoạt động

Trong đó, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã khẳng định: "Đấu tranh, phản bác có hiệu quả đối với các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị chống phá Ðảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc"….

Ngày 22-10-2018, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. 

Quán triệt sâu sắc tinh thần các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương về công tác đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động diễn biến hòa bình qua các thời kỳ

Tỉnh luôn chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng được nâng lên, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên và giác ngộ chính trị cho nhân dân trong việc nhận rõ bộ mặt nham hiểm, âm mưu thâm độc và những thủ đoạn tinh vi xảo quyệt của các thế lực thù địch.

Qua thực tiễn chỉ đạo, cấp ủy đảng và chính quyền các cấp cũng đã tạo được sự thống nhất cao trong Đảng về nhận thức, tư tưởng và hành động; chủ động nắm bắt diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và dư luận xã hội; đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Các cấp uỷ, các tổ chức cơ sở Đảng và mọi cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị triển khai thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng và phát triển của Đảng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ góp phần quan trọng công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát

Ban thường vụ Tỉnh ủy ban hành và lãnh, chỉ đạo thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên giáo trong tình hình mới. Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW4 (khóa XI, XII) gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03, 05- CT/TW của Bộ Chính trị và các quy định nêu gương được tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt bài bản, đạt nhiều kết quả quan trọng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp; củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng. Trong đó, đặc biệt chú trọng trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, lấy sự nêu gương, hiệu quả công tác làm thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực của mỗi cán bộ, đảng viên. Công tác dân vận ngày càng đổi mới theo hướng sát dân, sát cơ sở; huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả, tạo được niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân.

Cùng với đó, công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng đổi mới theo hướng trọng tâm, trọng điểm, không có “vùng cấm”. 5 năm qua (2015-2020), Ban Thường vụ tỉnh ủy và cấp ủy các cấp đã tiến hành kiểm tra, giám sát đối với 6.014 tổ chức Đảng, 5.953 đảng viên (tăng 6,6% số tổ chức Đảng, 5,8% số đảng viên so với nhiệm kỳ trước) về các quy định nêu gương, gắn trách nhiệm nêu gương đối với một số đồng chí cấp ủy viên, cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý; thực hiện các nghị quyết của tỉnh ủy trong phát triển kinh tế-xã hội…

Cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật đối với 29 tổ chức Đảng, 1.643 đảng viên. Đặc biệt, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy Ban kiểm tra tỉnh ủy đã xem xét, xử lý kỷ luật đối với 4 tổ chức Đảng và 33 đảng viên, trong đó, có 11 đồng chí Tỉnh ủy viên và nguyên Tỉnh ủy viên.

Lấy cái đẹp dẹp cái xấu

Từ đó, cảnh tỉnh và răn đe đối với các vi phạm, nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp trong rèn luyện phẩm chất đạo đức và thi hành công vụ, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tác động rõ nét trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tạo chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Công tác dân vận nhận được sự quan tâm, tham gia của cả hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền, tạo được niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Nhiều đối tượng từng bị móc nối, kích động theo các tổ chức phản động đã bị các lực lượng chức năng vô hiệu hóa, đồng thời, với chính sách nhân đạo, bằng giáo dục, tuyên truyền, vận động, thuyết phục, chính họ đã sớm nhận thấy sự lầm lỗi.

Chú trọng lấy “tích cực đẩy lùi tiêu cực”, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu” qua nhiều hội nghị tuyên dương các cá nhân, tập thể điển hình hàng năm; động viên kịp thời các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi lĩnh vực; có chính sách ưu đãi, khuyến khích nguồn nhân lực.

Xây dựng con người đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; thực hiện tốt bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh, các nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng; xây dựng con người 

phát triển toàn diện hướng đến Chân – Thiện – Mỹ. Đổi mới phương pháp giáo dục trong dạy văn hóa với giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức lối sống, kỹ năng sống, thể chất, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi cho học sinh, sinh viên.

Bảo đảm chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, nhất là giải quyết việc làm, giảm nghèo; giải quyết, đáp ứng đảm bảo những kiến nghị chính đáng, hợp pháp của nhân dân. 

Không để phát sinh “điểm nóng”

Tiếp tục thực hiện tốt các kế hoạch, chiến lược của Đảng về quốc phòng; kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế; xây dựng và thực hiện có hiệu quả các đề án xây dựng khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự; quan tâm, quy hoạch đảm bảo nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Hàng năm, công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh được triển khai. Các lực lượng chức năng luôn nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, không để phát sinh hoạt động chống phá, kích động biểu tình, gây rối an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp tội phạm và vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được quan tâm chỉ đạo, phát triển sâu rộng. Tổ chức các cuộc diễn tập phòng, chống khủng bố, diễn tập khu vực phòng thủ trên địa bàn.

Tại các khu công nghiệp, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương luôn quan tâm làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, ngăn chặn và làm giảm kịp thời những vụ việc phức tạp tiềm ẩn và phát sinh. Tuy đã xảy ra một số vụ đình công, đòi chế độ chính sách…nhưng chưa phát hiện vụ móc nối, kích động của các tổ chức nước ngoài vào công nhân. Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo được làm tốt, Ban tiếp công dân của tỉnh đã giải quyết thành công nhiều vụ khiếu kiện không để kéo dài hoặc vượt cấp…

Đối với vùng dân tộc thiểu số, các cơ quan chức năng từ tỉnh đến huyện cũng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các già làng, trưởng bản luôn đề cao bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống và nhận thức rõ trách nhiệm với quê hương, đất nước, không để bị kẻ xấu lợi dụng “diễn biến hòa bình”.

Đặc biệt đối với vùng tôn giáo, tỉnh cũng hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện để giáo dân, phật tử tự do hoạt động tôn giáo hướng thiện nêu cao tinh thần “sống tốt đời đẹp đạo”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, “sống từ bi hỉ xả” vì hạnh phúc, ấm no của mỗi nhà và sự trường tồn của dân tộc.

Nhờ phát động được toàn dân chung sức chung lòng đoàn kết, cảnh giác với chiến lược “Diễn biến hòa bình”, an ninh trật tự trên địa bàn Vĩnh Phúc luôn được ổn định, kinh tế phát triển, bình quân tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 7,1%/năm, cao hơn bình quân cả nước; các lĩnh vực văn hóa giáo dục, an sinh xã hội luôn được bảo đảm, đời sống nhân dân ngày càng phát triển.

Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng địa bàn Vĩnh Phúc vẫn được kiểm soát, nhân dân càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đoàn kết giữ vững ổn định chính trị, TTATXH và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về công tác phòng ngừa vi
  Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là sự thật không thể phủ nhận! (TG) - Ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tự do tín ngưỡng, tôn giáo là 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người nhấn mạnh:  “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết” . Điều này tiếp tục được hiến định trong các bản Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Ảnh minh họa TÔN GIÁO LÀ MỘT THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
  Đừng tát nước theo mưa Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê. Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệp với thông ti