Chuyển đến nội dung chính

 

Bài học đoàn kết trong lịch sử Dân tộc và vận dụng trong “cuộc chiến” chống COVID-19

Trước diễn biến rất phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại nhiều địa phương trên cả nước, ngày 29/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch.

Trong trận chiến chống dịch, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Lời kêu gọi của Tổng Bí thư là lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân phát huy truyền thống tương thân, tương ái, đoàn kết của dân tộc, tạo nên sức mạnh và niềm tin để Việt Nam vững vàng vượt qua đại dịch.

Bài học đoàn kết trong lịch sử Dân tộc và vận dụng trong “cuộc chiến” chống COVID-19 -0

 Cục CSGT tăng cường cán bộ, chiến sĩ vào TP Hồ Chí Minh chống dịch.

 Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu, làm nên sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam, được hun đúc trong chiều dài lịch sử, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Trong lịch sử, sức mạnh của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc với cơ sở đoàn kết đã tạo cho cộng đồng người Việt sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên suốt quá trình dựng nước và giữ nước trong buổi bình minh lịch sử.

Thời kỳ Bắc thuộc trên một ngàn năm, dù bị áp đặt ách thống trị và bóc lột tàn bạo nhưng nhân dân ta đã đoàn kết, kiên cường đấu tranh, đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt, giành độc lập tự chủ cho dân tộc.

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay, Đảng ta luôn xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Mỗi khi đất nước đứng trước những thách thức mới, để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có thư kêu gọi toàn quốc như: Thư kêu gọi khởi nghĩa vào tháng 8/1945;

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946); Lời kêu gọi kháng chiến chống Mỹ cứu nước (17/7/1966) để huy động sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc. Nhờ sức mạnh đoàn kết của toàn dân, dù đối mặt với muôn vàn khó khăn, gian khổ, phải đương đầu với những kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn mình nhiều lần, nhưng dưới dự lãnh đạo của Đảng con thuyền cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 của nước ta hiện nay đã và đang tác động sâu rộng tới đời sống nhân dân cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và nhân dân cần tập trung mọi nguồn lực, chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Tổng Bí thư kêu gọi: “Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi tha thiết kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng” là lời hiệu triệu, tiếp thêm động lực, ý thức trách nhiệm chung cho toàn Đảng, toàn dân đẩy lùi dịch bệnh.

Những ngày qua, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái “mình vì mọi người và mọi người vì mình”, “thương người như thể thương thân” đã được thắp sáng và lan tỏa trong cộng đồng. Sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ để không ai bị bỏ lại phía sau đã thể hiện quyết tâm, sự đoàn kết trong phòng, chống dịch bệnh của cả dân tộc. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài đã tích cực tham gia ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19.

Những tấm lòng, sự đoàn kết, sự sẻ chia của nhân dân, những tấm gương nhân ái, người tốt, việc tốt ở khắp các địa phương đã được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng: Người góp tiền, người góp công, người góp nhu yếu phẩm ủng hộ, phát cơm miễn phí… những đội xung kích tình nguyện “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để nắm bắt tình hình và hỗ trợ kịp thời cho người dân yếu thế.

Sự tự nguyện của đội ngũ y, bác sĩ đã nghỉ hưu, của sinh viên các trường y, các trường Công an, Quân đội xung phong ra tuyến đầu chống dịch. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trên tuyến đầu và cả ở hậu phương trong chiến dịch phòng, chống COVID-19.

Sự đoàn kết của những chiến binh áo trắng các  tỉnh thành không quản ngại hiểm nguy, nơi không có dịch tăng cường lực lượng hỗ trợ nơi có dịch để tổ chức xét nghiệm, cách ly, chăm sóc, cứu chữa cho các bệnh nhân… Tất cả đều đáng trân trọng và góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch COVID-19.

Nhờ sự huy động kịp thời, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, đồng lòng, chung sức của nhân dân, Việt Nam đã khống chế thành công cả 3 đợt dịch bùng phát trong cộng đồng, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, coi là tấm gương trong phòng chống dịch COVID-19.

Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 bùng phát lần 4 này diễn biến rất phức tạp, tốc độ lây lan nhanh, số ca nhiễm tăng cao nhưng sự đồng lòng của nhân dân chắc chắn sẽ là chìa khóa mở cánh cửa lớn để chúng ta từng bước thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình yên.

Lời kêu gọi Tổng Bí thư thể hiện niềm tin tất thắng để Việt Nam vượt qua đại dịch COVID – 19, đồng thời “góp phần xứng đáng vào sự nỗ lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, xứng đáng với truyền thống anh hùng vẻ vang của đất nước ta, dân tộc ta”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về công tác phòng ngừa vi
  Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là sự thật không thể phủ nhận! (TG) - Ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tự do tín ngưỡng, tôn giáo là 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người nhấn mạnh:  “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết” . Điều này tiếp tục được hiến định trong các bản Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Ảnh minh họa TÔN GIÁO LÀ MỘT THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
  Đừng tát nước theo mưa Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê. Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệp với thông ti