Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2021
  Luận điệu bất nhân của Việt Tân khi xuyên tạc công tác phòng chống dịch Covid-19 Cả nước ta đang cùng tập trung, gắng sức phòng, chống đại dịch Covid-19 với quyết tâm rất cao, biện pháp quyết liệt, hiệu quả. Chiến lược vaccine được khẩn trương triển khai tích cực, hiệu quả nhằm thực hiện tiêm vaccine miễn phí sớm nhất, an toàn nhất cho người dân. Người lao động phải nghỉ việc, gặp khó khăn, kể cả lao động tự do cùng các doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ  đại dịch được Nhà nước, cộng đồng hỗ trợ, giúp đỡ. Đặc biệt nhiệm vụ quan tâm chăm sóc người dân nơi vùng dịch được đặt lên hàng đầu. Các chính sách hỗ trợ kịp thời về lương thực, thực phẩm, tiền mặt… của Đảng, Nhà nước, các ngành các cấp, của cả cộng đồng khẩn trương, kịp thời đến với nhân dân bằng tinh thần tất cả vì dân, kiên quyết không để ai bị đói. Lực lượng y tế, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, chính quyền các cấp, ban, ngành, đoàn thể… cùng nhiệt huyết, khẩn trương, quyết liệt vào cuộc. Hình ảnh cán bộ, chiến sĩ quân đội xung
  Tô đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ Lợi dụng việc Quân đội tăng cường chi viện cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam phòng, chống đại dịch Covid-19, trên một số trang mạng các thế lực thù địch, phản động, bất mãn, cơ hội chính trị đã đưa thông tin không chính xác, mang tính bịa đặt, xuyên tạc với ý đồ xấu. Họ xuyên tạc mục đích của việc làm cần thiết, tốt đẹp của quân đội hỗ trợ TP Hồ Chí Minh phòng, chống dịch, cho rằng không cần thiết, gây chia rẽ Bắc - Nam, vu cáo quân đội là “ có động cơ khác, là “làm màu”… Với tư cách một công dân, tôi đã tìm hiểu và thấy cần phải nêu mấy ý kiến cá nhân về việc này. Đầu tiên, xin khẳng định ngay rằng những thông tin, ý đồ xuyên tạc, bịa đặt trên là hoàn toàn sai trái, không chính xác. Mục đích của những kẻ tiến hành xuyên tạc, bịa đặt, vu khống trên là nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân, Quân đội ta. Không ai được phép lợi dụng những việc làm tốt đẹp, nhân ái của Bộ đội Cụ Hồ để đưa lên mạng xã hội nhằm động cơ xấu. Chúng ta cần n
  Luận điệu xảo trá, phá hoại cuộc chiến chống dịch ở TP Hồ Chí Minh Trước diễn biến dịch COVID-19 hết sức phức tạp tại TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam, hàng loạt địa phương đã siết chặt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện nghiêm ngặt hơn, thực chất hơn việc giãn cách xã hội ở TP Hồ Chí Minh với tinh thần “ai ở đâu, ở yên đó”, mỗi phường, xã là một “pháo đài” chống dịch. Những thủ đoạn xảo trá, đánh lận Công tác phòng chống dịch COVID-19 chuyển từ tập trung cao độ ở cấp thành phố sang “hai mũi” vừa tập trung, vừa phân tán xuống đến từng phường, xã, cá nhân, hộ gia đình. Chính phủ và thành phố bảo đảm mọi nhu cầu để mỗi xã, phường là một pháo đài trong mọi khâu: Quản lý giãn cách, hạn chế tối đa số người ra đường, bảo đảm an sinh xã hội, lo ăn, ở cho người dân, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, an dân; tăng cường xét nghiệm để nhanh chóng phát hiện F0, bóc tách nguồn lây khỏi cộng đồng, điều trị F0 ngay tại x
  Bộ Y tế chưa cấp phép khẩn cấp vaccine Nanocovax Công ty Nanogen cần bổ sung, cập nhật một số nội dung báo cáo Hội đồng Đạo đức và Hội đồng tư vấn để tiếp tục xem xét, thẩm định, trong đó có bổ sung dữ liệu về tính an toàn, tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ. Ngày 29/8, Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc cùng với lãnh đạo các Vụ, Cục liên quan (Vụ Pháp chế, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Cục Y tế dự phòng) của Bộ Y tế và đại diện Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia, các chuyên gia thẩm định thuộc các Tiểu ban (Tiểu ban Pháp chế, Tiểu ban Chất lượng thuộc Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế (NICVB), Tiểu ban Dược lý, Lâm sàng thuộc Trung tâm Dược lý lâm sàng – Trường Đại học Y Hà Nội) đã họp xem xét hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành vaccine Nanocovax do Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen đăng ký và sản xuất.  Tiêm thử nghiệm vaccine Nanocovax giai đoạn 3 cho tình nguyện viên. Tại cuộc họp, s
  Vì sao Trần Hùng bị bắt? Trần Hùng là người có những phát ngôn mạnh mẽ về chống buôn lậu, trước khi bị bắt vẫn có những dòng tự sự răn dạy người khác. Chính vì vậy, nhiều người thất vọng, hụt hẫng bởi Trần Hùng bị bắt vì vụ việc buôn lậu sách giáo khoa lớn nhất từ trước tới nay. Tính đến ngày 20/8, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố 12 đối tượng trong vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Môi giới hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần In và Văn hóa Truyền thông Hà Nội; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phú Hưng, Đội Quản lý thị trưởng số 17, Cục Quản lý thị trường. Bước đầu, Cơ quan điều tra đã làm rõ, đường dây sản xuất sách giáo khoa giả này đã sản xuất, tiêu thụ khoảng 150 triệu cuốn sách giáo khoa trên nhiều địa bàn khác nhau, diễn ra trong nhiều năm. Trần Hùng và các bị can khác trong vụ án  Theo kết quả điều tra ban đầu, đường dây sản xuất, mua bán, tiêu thụ sách giáo khoa giả đã hoạt động nhiều năm nay tại 19 địa điểm, hai v
  Thủ đoạn bôi lem thành quả, ý nghĩa lịch sử Cách mạng Tháng Tám Cách đây 76 năm, nhân dân ta đã nhất tề vùng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, tạo bước ngoặt trong lịch sử phát triển của dân tộc. Đó là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là thành quả của sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian khổ, hy sinh của toàn dân tộc Việt Nam. Vậy nhưng, đến hẹn lại lên, vào thời điểm kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, một số phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước, một số tổ chức, báo đài thiếu thiện chí, chống phá Việt Nam lại cố tình đăng tải các bài viết phủ nhận ý nghĩa và thành quả vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám đối với dân tộc ta.  Trên Facebook, YouTube, các đối tượng đã đăng tải nhiều bài viết cho rằng, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là “sai lầm lịch sử”, là “đi ngược lại sự bảo hộ của mẫu quốc”, không có gì thay đổi chế độ xã hội ở Việt Nam, chẳng qua chỉ là thay từ chế độ “vua trị” sang chế
  Không thể đánh đồng sự kiện ở Afghanistan với Chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam Ngày 15/8 (giờ địa phương), Người phát ngôn văn phòng chính trị của Taliban Mohammad Naeem thông báo trên truyền hình, cuộc chiến ở Afghanistan đã kết thúc. Một thể chế và quy định mới sắp hình thành ở Afghanistan và Taliban đã sẵn sàng đàm phán với các nhân vật trong chính quyền Afghanistan. Ở chiều ngược lại, chính quyền của Tổng thống Ashraf Ghani đã thừa nhận thất bại. Trong bài đăng trên trang facebook, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani xác nhận, Taliban đã giành chiến thắng và bây giờ lực lượng này có trách nhiệm bảo vệ tài sản và người dân Afghanistan. Ông Ashraf Ghani cũng cho biết lý do ông rời đất nước là vì “không muốn có thêm thương vong và thủ đô Kabul bị phá hủy”. Trước chiến thắng của Taliban và sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Ashraf Ghani, trên mạng xã hội một số người tỏ ra hả hê, vui sướng. Một số người còn đem so sánh sự kiện này với sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất n
  Bài học đoàn kết trong lịch sử Dân tộc và vận dụng trong “cuộc chiến” chống COVID-19 Trước diễn biến rất phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại nhiều địa phương trên cả nước, ngày 29/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch. Trong trận chiến chống dịch, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Lời kêu gọi của Tổng Bí thư là lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân phát huy truyền thống tương thân, tương ái, đoàn kết của dân tộc, tạo nên sức mạnh và niềm tin để Việt Nam vững vàng vượt qua đại dịch.  Cục CSGT tăng cường cán bộ, chiến sĩ vào TP Hồ Chí Minh chống dịch.  Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu, làm nên sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam, được hun đúc trong chiều dài lịch sử, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Trong lịch sử, sức mạnh của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc với cơ sở đoàn kết đã tạo cho cộng đồng người Việt sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm
  Chỉ đứt gãy một mắt xích trong phòng, chống dịch, cái giá phải trả sẽ rất lớn! Lần đầu tiên Việt Nam lập kỷ lục khi ghi nhận hơn 11,3 nghìn ca mắc COVID-19 vào ngày 21/8 sau khi TP Hồ Chí Minh trải qua hơn 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội; hơn 1 tháng các tỉnh phía Nam và gần 1 tháng Thủ đô Hà Nội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Hệ thống y tế của Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á đang đứng trước khó khăn lớn nhất trong lịch sử khi đang phải đối mặt với đợt dịch vô cùng khủng khiếp của biến thể Delta hoành hành trên toàn cầu. Việt Nam cần phải có chiến lược và giải pháp tiếp theo như thế nào cả về điều trị, xét nghiệm, phong tỏa, cách ly, tiêm vaccine… để ứng phó với những diễn biến ngày một phức tạp của đại dịch COVID-19? Phóng viên Báo CAND đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) xung quanh vấn đề này. PGS.TS Trần Đắc Phu.  PV: Ông đánh giá như thế nào về những thay đổi trong chiến lược điều