Chuyển đến nội dung chính

 

Không được phép bôi lem máu đào liệt sĩ

Ngày 27/7 đã đi vào lịch sử đất nước như một dấu ấn nhắc nhở mọi người về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Bất chấp đạo lý ấy, nhiều đối tượng vẫn không ngừng chống phá, xuyên tạc bản chất, ý nghĩa sự hy sinh thiêng liêng đó.

“Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm” - Có lẽ sự bi tráng ấy sẽ còn mãi lắng đọng đối với mỗi người trong suy tư những ngày tháng Bảy. Chiến tranh đã lùi xa, trên khắp dặm dài đất nước Việt Nam, máu xương của các Anh hùng liệt sỹ “mãi mãi tuổi hai mươi” đã hóa thân vào xóm làng, ngọn núi, dòng sông, trở thành biểu tượng của “hồn thiêng sông núi”, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Ngày 27/7 đã đi vào lịch sử đất nước như một dấu ấn nhắc nhở mọi người về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Bất chấp đạo lý ấy, nhiều đối tượng vẫn không ngừng chống phá, xuyên tạc bản chất, ý nghĩa sự hy sinh thiêng liêng đó.

Thủ đoạn đả phá, đánh lận

Bất chấp đạo lý, các thế lực thù địch, phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, phản động luôn tìm mọi âm mưu, thủ đoạn để xuyên tạc, chống phá. Họ hạ thấp sự hy sinh của các Anh hùng liệt sỹ, thương binh trong quá trình giải phóng dân tộc, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công nhằm kích động, chống phá chế độ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trên nhiều trang mạng xã hội, truyền thông, diễn đàn hải ngoại, các thế lực thù địch, phần tử bất mãn đưa ra luận điệu xuyên tạc, rêu rao rằng: “Sự hy sinh của các anh hùng liệt sỹ là không cần thiết, vô nghĩa” để hình thành chế độ Cộng sản. Hay lợi dụng một số vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công, xuyên tạc, vu khống, nói xấu Đảng, Nhà nước ta: “Đảng, Nhà nướcđã lãng quên, không quan tâm đến thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng”. Họ kích động, kêu gọi, tập hợp những người bất mãn để lập ra các câu lạc bộ, hội, nhóm cựu chiến binh, từ đó kích động biểu tình, viết thư ngỏ đòi yêu sách, gây rối an ninh trật tự. Họ xuyên tạc, kích động, đưa ra các bài viết, video clip lập lờ đánh tráo giá trị, đổi trắng, thay đen, đưa ra kiến nghị phải công nhận thương binh, liệt sỹ cho những tử sĩ ở chế độ cũ.

Một số người được mang danh “nhà dân chủ, nhân sĩ, trí thức” bất mãn, một số vị linh mục tôn giáo chống đối, lợi dụng vấn đề “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”,... đẩy mạnh hoạt động chống phá, đi ngược lại với đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật và kỷ cương xã hội, trái với truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam. Họ vô ơn cho rằng: “nếu không có cuộc “nồi da nấu thịt” thì các giá trị “tự do”, “dân chủ” đã hình thành ở Việt Nam, Sài Gòn thật sự phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản hiện nay” để xét lại cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, phủ nhận sự đấu tranh với biết bao hy sinh của các thế hệ cha, anh ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Họ triệt để sử dụng môi trường không gian mạng để đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền xuyên tạc, chống đối; đưa ra thông tin rất không đúng sự thật về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, phủ nhận thành tựu trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo cho một bộ phận công chúng sự hoài nghi, hoang mang, giao động, mất phương hướng về tư tưởng chính trị; đồng thời kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp trái phép vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Những thủ đoạn trên tuy không phải chiêu trò mới mà các thế lực thù địch thực hiện trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, xuyên tạc, phủ nhận, hạ thấp sự hy sinh to lớn của các Anh hùng liệt sỹ, thương binh, người có công là thủ đoạn thể hiện sự tột cùng của bản chất bất nhân, vô ơn, bạc nghĩa để phục vụ mục tiêu chống phá, tạo ra nhận thức lệch lạc, làm suy giảm lòng tin của một bộ phận quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phủ nhận sự hy sinh to lớn của các Anh hùng liệt sỹ, khoét sâu vào mất mát, nỗi đau chiến tranh, tổn thương thân nhân gia đình liệt sỹ, thương binh, người có công với cách mạng.

Tháng Bảy thiêng liêng

Trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta với tinh thần yêu nước nồng nàn, khát vọng độc lập, tự chủ, đã đoàn kết một lòng, không quản gian khổ, hy sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do, sự thống nhất, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sỹ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Bác Hồ đã viết: “Máu đào của các liệt sỹ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”. Cho nên đối với “những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng”. Người giải thích: “Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy, mọi người phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sỹ để vượt qua tất cả khó khăn, gian khổ hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sỹ đã để lại”.

Trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của đất nước, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã hiến dâng tuổi thanh xuân, sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc, dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh hoặc mang thương tật suốt đời. Máu đào và sự hy sinh của các Anh hùng liệt sỹ đã thấm vào mảnh đất quê hương, hồn cốt dân tộc, để đất nước độc lập, tự do, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Hàng triệu thân nhân liệt sỹ mãi mãi không bao giờ được gặp lại những người thân yêu nhất của mình. Các Anh hùng liệt sỹ, thương binh "đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi".

Khúc tráng ca vang vọng ấy sẽ mãi muôn đời lưu truyền với sử xanh, đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: Họ chiến đấu, hy sinh để Tổ quốc ta độc lập, tự do, thống nhất và dân tộc ta mãi mãi trường tồn. Tinh thần bất diệt, tấm gương sáng ngời của họ sẽ sống mãi với non sông Việt Nam. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đời đời vinh danh, ghi nhớ công ơn, luôn tự hào, nguyện kế tục và thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng, xứng đáng với những hy sinh, cống hiến to lớn của các bậc cách mạng tiền bối, các Anh hùng liệt sỹ, thương binh, đồng bào, chiến sĩ cả nước.

Ngày 27/7 hằng năm đã đi vào lịch sử đất nước như một dấu ấn nhắc nhở mọi người về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn trân trọng, ghi công các Anh hùng liệt sỹ, quan tâm và dành những tình cảm đặc biệt, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. Các hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa”, chăm sóc người có công đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở tất cả các cấp, các ngành, địa phương.

Các chương trình, công trình, hành động thiết thực như “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, “Nhà tình nghĩa”, “Đi tìm đồng đội”, “Sổ tiết kiệm tình nghĩa”, “Chăm sóc bố, mẹ, con liệt sỹ”, “Phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng”,… đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trở thành phong trào tự giác, tự tâm, thể hiện sự trân trọng, biết ơn đối với những người đã cống hiến, hy sinh vì độc lâp, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Trong những ngày tháng Bảy thiêng liêng, xúc động, cả nước từ đồng bằng tới miền núi, từ vùng sâu, vùng xa đến biên giới, hải đảo trên khắp đất nước Việt Nam, các ngành, các cấp và nhân dân tổ chức nhiều hoạt động tri ân, đền ơn, đáp nghĩa, thiết thực, cụ thể và thành kính, tri ân các Anh hùng liệt sỹ, người có công đã hiến dâng cho đất nước. Sự hy sinh, quên mình cho độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân bao giờ cũng là sự hy sinh thiêng liêng, cao đẹp nhất!.

Chính vì vậy, luận điệu xuyên tạc, hạ thấp sự hy sinh của Anh hùng liệt sỹ, thương bệnh binh, người có công với cách mạng chỉ càng bộc lộ rõ bản chất vô ơn, bạc nghĩa của những đối tượng chống phá với ý đồ, mục tiêu chính trị thấp hèn mà thôi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Truy tố hai nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cùng 5 đồng phạm Ngày 27/2, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có cáo trạng truy tố hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Cùng bị truy tố về tội danh này còn có 5 bị can khác là nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Công Thiên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Mông Điệp, Võ Tấn Thái; nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dẽ và nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (QLDĐ) Trần Văn Hùng. Hành vi vi phạm của 7 bị can nêu trên xảy ra tại dự án khu du lịch sinh thái tâm linh (STTL) Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi (BTSN) Vĩnh Trung trên núi Chín Khúc nằm ở phía Tây TP Nha Trang liên quan đến việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ), cấp giấy chứng nhận quyền (CNQSDĐ). Từ sai phạm tại dự án Cửu Long Sơn Tự Theo...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...