Chuyển đến nội dung chính

 

Thủ đoạn “vấy mực” hình ảnh người Công an giúp dân trong đại dịch COVID-19

Những chiến sĩ Công an dầm mình giữa nắng nóng để hỗ trợ người dân thu hoạch mùa vụ; những chiến sĩ với bộ quân phục ướt sũng mồ hôi trên đồng ruộng để giúp dân gặt lúa hay bữa cơm vội vàng, bát mì tôm đạm bạc ăn vội tại chốt trực... Đó là những hình ảnh bình dị, chân thực, được người dân, báo chí đăng tải lên internet, nay trở thành chủ đề để số đối tượng phản động, chống đối chính trị xuyên tạc, công kích cho rằng đó là “diễn kịch”, “làm màu”.

Đáng tiếc thay, một số bài viết sai sự thật về lực lượng Công an đăng tải lên mạng xã hội lại có một số người hùa theo bình luận, chia sẻ với những ngôn từ phản cảm, gây hiệu ứng xấu trên mạng xã hội trong thời gian qua. 

Những ngày qua, làn sóng thứ 4 của dịch COVID - 19 đã tác động, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống vật chất, tinh thần của người dân Việt Nam. Từ tháng 4/2021 đến nay, đại dịch COVID - 19 đã xuất hiện ở nhiều địa phương trên cả nước như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương… 

Song hành với các lực lượng chống dịch được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, lực lượng CAND luôn đồng hành, là lực lượng xung kích tuyến đầu trên mặt trận chống dịch bệnh. Lực lượng Công an tại các vùng dịch được huy động tham gia tích cực vào kiểm soát người nhập cảnh từ nước ngoài về, đảm bảo an ninh trật tự tại các khu cách ly, thực hiện công tác hậu cần đảm bảo chỗ ăn ở sinh hoạt tại các khu cách ly và cả tham gia hỗ trợ truy vết…  

Công an Bắc Giang giúp dân thu hoạch vải thiều – một trong những hình ảnh đẹp, bình dị giữa đại dịch COVID-19. 

Bên cạnh những khó khăn như dịch bệnh lây lan nhanh, số lượng các ca nhiễm nhiều, truy vết nguồn lây từ F0 với các lịch trình phức tạp, thời tiết nắng nóng... thì việc giúp đỡ người dân thu hoạch mùa vụ ở những vùng đang có dịch cũng là một trong những thách thức rất lớn đối với các lực lượng tham gia chống dịch, trong đó có lực lượng CAND. Điển hình như ở Bắc Giang, số lượng ca nhiễm tăng từng ngày, việc truy vết để xác định các ca F1, F2... để tiến hành cách ly y tế là một vấn đề rất khó khăn đối với lực lượng chống dịch. 

Điều khó khăn hơn cả là trong số những người cách ly tập trung và cách ly tại nhà lại là những lao động chính trong gia đình, họ là những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất tại các xí nghiệp hoặc ở ruộng đồng. Rõ ràng, nếu như khi đến mùa vụ thu hoạch lúa, vải thiều, dưa hấu... mà không kịp thu hoạch, chỉ chậm ít ngày thì tất cả các sản phẩm đó có thể hư hỏng, dẫn đến thiệt hại lớn đến nguồn thu của bà con. 

Nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của bà con khi mùa vụ tới mà không thể ra ngoài thu hoạch được, lực lượng Công an các địa phương đã không quản sự khắc nghiệt của thời tiết, các chiến sĩ xung phong đi giúp dân thu hoạch mùa vụ. Trong đoàn tham gia có cả cán bộ chiến sĩ nữ và có những đồng chí đang có con nhỏ. Thế nhưng, với tinh thần hăng say, nỗ lực vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, các chiến sĩ đã không khước từ bất kỳ nhiệm vụ nào dù có khó khăn đến mấy. 

Điển hình như, Đoàn Thanh niên Công an huyện Yên Dũng – Bắc Giang đã ra quân thực hiện nhiệm vụ vừa phòng, chống dịch, vừa thực hiện vận chuyển, tiêu thụ và gặt lúa giúp dân. Nhiều huyện ở Bắc Giang, cán bộ, chiến sĩ toả xuống các hộ dân, giúp bà con thu hoạch vải thiều đang vào độ chín, khi mà nhiều người trong gia đình họ đang phải cách ly. Những hình ảnh đó được chính người dân chụp đưa lên mạng xã hội, thể hiện sự trân trọng cán bộ, chiến sĩ Công an đã giúp các gia đình trong khó khăn, họ đưa lên với tình cảm chân thành, tự nhiên chứ không có sự “sắp xếp” nào cả. 

Trong khi lực lượng Công an đang nỗ lực chống dịch, hỗ trợ cho người dân hạn chế những thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra bằng những hành động thiết thực như vậy thì có không ít đối tượng phản động, chống đối đã đăng tải các bài viết, đưa ra các bình luận tiêu cực về công tác phòng, chống dịch. Họ đưa ra các bài viết, bình luận bôi nhọ hình ảnh lực lượng CAND, cho rằng Công an đang “diễn kịch gặt lúa”, “diễn kịch hái vải thiều”... 

Gần đây, sau khi những hình ảnh thu hoạch lúa giúp người dân của Đoàn Thanh niên Công an huyện Yên Dũng được người dân, các trang báo đăng tải, lan tỏa hình ảnh đẹp của người chiến sĩ CAND, lan tỏa sự chung tay góp sức toàn dân vào chống dịch và giúp đỡ bà con nhân dân thì trên trang facebook Blogger Điếu Cày (tức Nguyễn Văn Hải – đối tượng đang sống lưu vong ở nước ngoài, thường xuyên có các hoạt động chống phá Việt Nam) đã đăng tải một số hình ảnh kèm bình luận cho rằng Công an Việt Nam đang “diễn” như: “lúa trong ảnh còn xanh chưa tới tuổi gặt”; “khi gặt, người ta phải nhìn vào hướng lúa và gặt theo chiều cây lúa ngả và bông lúa rủ để khi cúi xuống bông lúa không chọc vào mặt”; “khi gặt có nhiều người dàn hàng ngang đều và mở rộng không gian để không vướng víu nhau!”; “cắt lúa chẳng bao giờ nhảy vào giữa đám ruộng mà cắt vì sẽ dẫm lên lúa, trừ khi cứu lúa đổ”… 

Rõ ràng, nhìn vào hình ảnh thì chúng ta có thể thấy mặc dù lá lúa còn xanh nhưng bông lúa đã chín vàng và đã đến lúc thu hoạch. Với diện tích lúa của bà con đang phải cách ly ở vùng dịch huyện Yên Dũng, Bắc Giang rất lớn, trong khi lực lượng Công an có hạn về nhân lực, việc gặt lúa gấp rút như vậy cũng là để đảm bảo kịp thu hoạch lúa cho nhiều hộ gia đình. Hình ảnh mà Blogger Điếu Cày đưa ra có góc chụp thấp và khuất, khó thể thấy rõ được giữa vùng lúa đã được gặt với vùng lúa chưa gặt nên đối tượng đã sử dụng hình ảnh này để bình luận tiêu cực nhằm đánh lừa người xem, cho rằng những chiến sĩ công an “nhảy vào giữa đám lúa để gặt”!

Blogger Điếu Cày là một trang mạng chuyên đăng tải các bài viết sai sự thật, thường xuyên xuyên tạc, bôi nhọ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các lực lượng chức năng như Công an, Quân đội. Với hơn 94 nghìn lượt theo dõi, việc trang này đăng tải hình ảnh và nội dung xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh người chiến sĩ CAND như trên tạo nên những hiệu ứng tiêu cực, những ấn tượng không tốt trên không gian mạng. 

Không chỉ riêng Blogger Điếu Cày mà nhiều trang phản động như “Việt Tân”, “Nhật ký yêu nước”, “Dân làm báo”... cũng vào hùa để ăn theo những hình ảnh mang tính miệt thị, vu cáo cán bộ, chiến sĩ Công an Việt Nam. Đáng chú ý, khi những bài viết này đăng lên có khá nhiều tài khoản mạng xã hội vào a dua, ăn theo nói leo, đưa ra những bình luận khiếm nhã, thiếu tôn trọng lực lượng đang ngày đêm làm công tác phòng, chống dịch.

Việc sử dụng các hình ảnh rồi miệt thị, bôi nhọ cán bộ, chiến sĩ CAND không phải là một chiêu trò mới lạ của thế lực chống đối, thù địch. Tuy nhiên, với phương châm “bình mới, rượu cũ”, các thế lực thù địch, phản động vẫn gây ra sự hoang mang, dao động đối với một bộ phận người xem thiếu hiểu biết, gây nên các tâm lý hoài nghi, không tôn trọng sự thật khách quan. Nhiều đối tượng còn sử dụng video, hình ảnh được cắt ghép, sai sự thật nhưng quảng bá là ảnh thật, người thật nhằm đánh lừa người xem. Mục đích của những chiêu trò này là từng bước tác động nhằm thay đổi nhận thức tư tưởng của người dân tham gia mạng xã hội, là những bước cơ bản để tiến hành chia rẽ lực lượng Công an với nhân dân.  

Với những luận điệu trên, lật ngược lại vấn đề, thử hỏi những người đang xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ lực lượng Công an, họ đã làm được gì để hỗ trợ cho nhân dân vùng dịch, cho đất nước khống chế dịch bệnh hay chưa?Với mỗi người dân khi tham gia mạng xã hội, hãy là người dùng mạng tỉnh táo, không tiếp nhận, lan truyền thông tin xấu độc trong tình hình diễn biến dịch COVID - 19 hết sức phức tạp như hiện nay. Đặc biệt là không tin, nghe và không chia sẻ, bình luận, lan truyền những luận xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ hình ảnh lực lượng CAND.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
Lịch trình chi tiết ngày làm việc thứ 2 của ông Trump và ông Kim ở Việt Nam Thứ Năm, 28/02/2019 07:47 AM GMT+7 (VTC News) - Đúng như tuyên bố trước đó trước đó của Tổng thống Trump, ngày làm việc thứ 2 của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều là một ngày hết sức bận rộn với lịch trình làm việc dày đặc. Theo Nhà Trắng, 2 nhà lãnh đạo sẽ bắt đầu chuỗi các cuộc họp tại khách sạn Metropole, bắt đầu bằng cuộc thảo luận riêng kéo dài 45 phút. Sau đó, ông Kim và ông Trump sẽ có cuộc gặp song phương mở rộng với các trợ lý vào 9h45.  Tới 11h55 , lãnh đạo Mỹ-Triều  sẽ có bữa trưa làm việc. 14h05, một lễ ký kết sẽ diễn ra và 15h30, Tổng tống Trump sẽ tổ chức một buổi họp báo.  Tổng thống Trump và lãnh đạo Kinm Jong-un trong bữa tối tại khách sạn Metropole. (Ảnh: Getty)  Trước đó, vào tối 27/2, Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un đã có cuộc trò chuyện ngắn trước khi dùng bữa tối cùng thành viên phái đoàn 2 bên tại khách sạn  Metropole. Tạ...