Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2021
  Đằng sau thủ đoạn “gắp lửa bỏ tay người” - Thông qua các nền tảng mạng xã hội (MXH) như YouTube, Facebook... các thế lực thù địch đang thực hiện chiến dịch truyền thông “gắp lửa bỏ tay người”, xuyên tạc, bôi nhọ một số tướng lĩnh, nguyên cán bộ cấp cao trong quân đội. Mục đích chúng hướng tới là hạ bệ thần tượng, làm mất uy tín đội ngũ cán bộ quân đội, gây chia rẽ mối quan hệ đoàn kết đồng chí, đồng đội, phá hoại giá trị bản sắc Bộ đội Cụ Hồ. Nhận diện thủ đoạn, hiểu rõ bản chất nham hiểm của các thế lực thù địch để có phương pháp đấu tranh làm thất bại chiến dịch chống phá trên không gian mạng là trách nhiệm, bổn phận của mọi cán bộ, chiến sĩ, đảng viên và người dùng MXH yêu nước... Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ga Ry (Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam) giúp nhân dân huyện Tây Giang dựng lại nhà sau bão số 9 (10-2020). Ảnh: PHAN TIẾN DŨNG. Thấy gì từ chiến dịch xuyên tạc trên không gian mạng Sau khi một số đồng chí tướng lĩnh, cán bộ cấp cao các cơ quan, đơn vị, đặc ...
  Thủ đoạn “vấy mực” hình ảnh người Công an giúp dân trong đại dịch COVID-19 Những chiến sĩ Công an dầm mình giữa nắng nóng để hỗ trợ người dân thu hoạch mùa vụ; những chiến sĩ với bộ quân phục ướt sũng mồ hôi trên đồng ruộng để giúp dân gặt lúa hay bữa cơm vội vàng, bát mì tôm đạm bạc ăn vội tại chốt trực... Đó là những hình ảnh bình dị, chân thực, được người dân, báo chí đăng tải lên internet, nay trở thành chủ đề để số đối tượng phản động, chống đối chính trị xuyên tạc, công kích cho rằng đó là “diễn kịch”, “làm màu”. Đáng tiếc thay, một số bài viết sai sự thật về lực lượng Công an đăng tải lên mạng xã hội lại có một số người hùa theo bình luận, chia sẻ với những ngôn từ phản cảm, gây hiệu ứng xấu trên mạng xã hội trong thời gian qua.  Những ngày qua, làn sóng thứ 4 của dịch COVID - 19 đã tác động, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống vật chất, tinh thần của người dân Việt Nam. Từ tháng 4/2021 đến nay, đại dịch COVID - 19 đã xuất hiện ở nhiều địa phương trên cả nước như Bắc Giang...
  Báo cáo nhân quyền của EEAS chưa khách quan về Việt Nam Trong khuôn khổ buổi họp báo thường kỳ diễn ra ngày 24/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã đưa ra những bình luận liên quan đến Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới 2020 của Cơ quan Đối ngoại EU (EEAS) "Chúng tôi ghi nhận những đánh giá về thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ quyền lao động, chống lao động trẻ em và thúc đẩy bình đẳng giới trong Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới năm 2020 của Cơ quan Đối ngoại EU. Rất tiếc báo cáo vẫn còn một số nội dung chưa khách quan dựa trên những thông tin không phản ánh đúng thực tế tại Việt Nam", bà Lê Thị Thu Hằng bày tỏ.  Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho rằng báo cáo của EEAS vẫn còn một số nội dung chưa khách quan dựa trên những thông tin không phản ánh đúng thực tế tại Việt Nam. Trên thực tế, như đã nhiều lần khẳng định, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người. Điều này đã được quy đ...
  Tự do ngôn luận-nhận thức thấu đáo, ứng xử chuẩn mực và trách nhiệm công dân Tự do ngôn luận nói chung, tự do báo chí nói riêng luôn là vấn đề được nhiều quốc gia nhìn nhận ở các góc độ khác nhau, thậm chí đối lập nhau, tùy vào mục đích và bối cảnh cụ thể. Với một cách nhìn khách quan, khoa học và thực tiễn, vệt bài của tác giả tiếp cận lý giải vấn đề nhằm giúp chúng ta có cái nhìn đúng mực, phù hợp về tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam, về trách nhiệm của công dân vì sự phát triển bền vững đất nước, vì sự phát triển của con người trong thời đại bùng nổ thông tin, nhất là trên mạng xã hội. - Tự do ngôn luận khác với “ngôn luận tự do” Tự do ngôn luận khác về bản chất với “ngôn luận tự do”. Tự do ngôn luận cần bảo đảm tuân thủ chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực văn hóa, giao tiếp, là quyền cơ bản của công dân tham gia trao đổi, chia sẻ, tranh luận và phản biện xã hội vì mục đích xây dựng, vì lợi ích công chứ không phải lợi dụng quyền này để thỏa mãn và mưu lợi cá nhân, để xâm hại ...
  Kẻ cơ hội thì không từ thủ đoạn - Những ngày qua, hàng triệu người hâm mộ bóng đá nước nhà luôn dõi theo, dành sự quan tâm đặc biệt để động viên, cổ vũ Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam thi đấu. Đáp lại lòng mong đợi, lần đầu tiên đội tuyển đã vượt qua các đối thủ để bước vào vòng loại thứ ba World Cup 2022. Đây là thành tích rất xứng đáng của một tập thể với tinh thần thi đấu bền bỉ và quyết tâm cao. Điều lạ là một số tờ báo, trang mạng nước ngoài lại thể hiện thái độ hằn học, khó chịu. Vài bài viết đã cố tình xuyên tạc sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với đội bóng, thậm chí công kích những phát biểu của các cầu thủ trước truyền thông. Chúng cho rằng “vận mệnh của dân tộc đang đặt dưới đôi chân của cầu thủ”, "nhờ bóng đá để ru ngủ người dân"...! Có bài viết còn “mổ xẻ”, phân tích cú ngã trong vòng cấm địa của cầu thủ Văn Toàn dẫn đến bàn thắng trong trận gặp đội tuyển Malaysia là do “ăn vạ”. Từ viện dẫn đó, chúng quy chụp đây là hệ quả của cách ứng xử xấu mang...
  Người đến từ các tỉnh có ca mắc COVID-19 phải khai báo y tế trung thực Những người đến từ các tỉnh, thành phố ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng bắt buộc phải khai báo y tế trung thực, chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo để phân loại các đối tượng nguy cơ. Ngày 23/6, Bộ Y tế có công văn gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện biện pháp kiểm soát người về từ các địa bàn có trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng theo đúng các quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.  Cụ thể, yêu cầu tất cả những người đến từ các tỉnh, TP ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng bắt buộc phải khai báo y tế trung thực, chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo để phân loại các đối tượng nguy cơ.  Thực hiện cách ly y tế đối với những người tiếp xúc gần với trường hợp xác định mắc COVID-19 (F1) hoặc người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp mắc COVID-19 (F2).  Th...
  Nêu cao trách nhiệm tuần tra nhắc nhở, người dân không lơ là chống dịch Nhằm nâng cao ý thức cho các hộ kinh doanh dịch vụ không chủ quan lơ là trong phòng chống dịch, nhiều tổ công tác Công an trên địa bàn cửa ngõ Thủ đô - quận Hà Đông đã liên tục tuần tra, tuyên truyền và nhắc nhở nhân dân… Căn cứ tình hình thực tế, Hà Nội nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch từ 00h ngày 22/6, cho phép mở cửa trở lại một số dịch vụ. Nhằm nâng cao ý thức cho các hộ kinh doanh dịch vụ không chủ quan lơ là trong phòng chống dịch, nhiều tổ công tác Công an trên địa bàn cửa ngõ Thủ đô - quận Hà Đông đã liên tục tuần tra, tuyên truyền và nhắc nhở nhân dân… Tại địa bàn phường Quang Trung, quận Hà Đông, ghi nhận trong hai ngày 22 và 23/6, ngay khi lệnh nới lỏng có hiệu lực, một số cửa hàng dịch vụ như cắt tóc, gội đầu, cửa hàng ăn bắt đầu mở cửa trở lại. Theo Đại úy Trần Phi Trường, Phó Trưởng Công an phường Quang Trung, để người dân không chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch, cũng như th...
  Công tác phòng, chống dịch phải được đặt ở mức độ cao nhất Ngày 23/6, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bộ Công an đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn đã nghe đại diện lãnh đạo Công an TP Hồ Chí Minh, Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại địa bàn hiện đang diễn biến phức tạp; những khó khăn, vướng mắc cũng như đề xuất, kiến nghị của các địa phương. Toàn cảnh cuộc họp. Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn biểu dương tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, cố gắng, khắc phục khó khăn, thể hiện tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trên tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Công an TP Hồ Chí Minh, Công an tỉnh Đồng Nai, Công an tỉnh Bình Dương; yêu cầu C...
  Mạng xã hội - nhận diện và nguy cơ Cùng với những giá trị tích cực, mạng xã hội cũng bộc lộ những mặt trái và hệ lụy của nó đối với sự phát triển của đất nước. Nó “được ví như con dao 2 lưỡi ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục đích”. Việt Nam là nước có số người dùng Internet và mạng xã hội thuộc tốp đầu trên thế giới, với hơn 64 triệu người dùng Internet (chiếm 67% dân số); hơn 55 triệu người dùng (chiếm 57% dân số) và 436 mạng xã hội đang hoạt động, đứng thứ 7 trong 10 nước có số người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất thế giới. Nhìn lại mười năm qua, cùng với các thông tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội thì còn vô số thông tin, hình ảnh có nội dung xấu độc trên mạng xã hội do các thế lực “mạng đen” tung ra, đã và đang tác động tiêu cực tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Nhìn khái lược...
  Hiện thực bác bỏ luận điệu vu cáo “Tự do báo chí” Đã trở thành quy luật, vào các dịp ngày Tự do báo chí thế giới (3/5) hay kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), một số cá nhân, tổ chức, đài báo tiếng Việt ở nước ngoài có quan điểm, tư tưởng chống phá Việt Nam như Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF), Tổ chức Bảo vệ ký giả (CPJ), Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), Ngôi nhà tự do (Freedom House), Đài Á châu tự do (RFA)... lại đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Bên cạnh đưa ra bảng xếp hạng về cái gọi là “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” trong các bản báo cáo, phúc trình, họ còn vu cáo Việt Nam đàn áp, bắt, xử lý các nhà báo vi phạm pháp luật và đạo đức người làm báo, đồng thời gây sức ép đòi cơ quan chức năng Việt Nam trả tự do đối với các nhà báo trên. Hằng năm, một số tổ chức còn tiến hành trao “giải thưởng tự do báo chí” cho một số nhà báo vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức người làm ...
  Cần vạch trần, loại bỏ những xuyên tạc, bóp méo sự thật - Đồng lòng chống dịch, chỉ ít giờ sau khi Chính phủ tổ chức Lễ ra mắt, Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 đã nhận được sự đóng góp với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Song, với động cơ chính trị thiếu trong sáng, ngay lập tức đã có những luận điệu vô lý nhằm xuyên tạc chủ trương đúng đắn, cách làm hiệu quả nói trên.  Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ ra mắt, Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19. (Ảnh: VGP). Sau khi Chính phủ tổ chức Lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 thì trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện những ý kiến thiếu thiện chí, cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật về những nghĩa cử cao đẹp, hành động đúng đắn, nhân văn trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 của nhân dân ta. Trước hết, cần nhận thấy, Đảng, Nhà nước ta đã có chủ trương tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân từ rất sớm và coi đó là một giải pháp chiến lược để đẩy lùi dịch bệnh. Điều này không chỉ thể hiện tinh thần nhất quán của Đảng...