Chuyển đến nội dung chính

 

Sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định mọi thắng lợi

- Đọc bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi rất tâm đắc nội dung đánh giá có tính định hướng chiến lược về công tác xây dựng Đảng nói chung, về vai trò lãnh đạo của Đảng với tiến trình cách mạng, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) nói riêng.

Trong bài viết, Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng XHCN, chúng ta đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ XHCN". Tôi xin được kiến giải một số khía cạnh để khẳng định nhận định này của người đứng đầu Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, nhất là từ Đại hội VI đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước bổ sung, phát triển đường lối đổi mới theo phương châm: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, cùng với phát triển văn hóa-nền tảng tinh thần của xã hội và quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên.

Sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định mọi thắng lợi
GS, TS Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Thực hiện phương châm đó, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng xác định mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là kinh tế thị trường XHCN: “Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (1). Trong chỉ đạo phát triển kinh tế, đi đôi với tập trung phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, Đảng coi trọng vai trò của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Đảng chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước tiên là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy, hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm đạt 7%. GDP năm 2019 gấp 12,5 lần năm 2001. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 200USD năm 1990 lên 1.168USD năm 2010 và hơn 3.500USD năm 2021. 

Cùng với việc tập trung xây dựng và phát triển kinh tế, Đảng chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Vấn đề xã hội là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, thể hiện sự ưu việt của chế độ XHCN ở Việt Nam. Quan điểm cốt lõi của Đảng về chính sách xã hội là: Chính sách xã hội vì con người, lấy con người là trung tâm. Kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi, từng chính sách, ở quy mô quốc gia, địa phương và cơ sở. Thực hiện chính sách phát triển bao trùm để mọi người dân đều được hưởng trực tiếp và công bằng các thành tựu của phát triển, để không ai bị bỏ lại phía sau. Sự quan tâm của Đảng đã tạo ra sự chuyển biến về văn hóa-xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt. Văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm.

Công tác xây dựng Đảng được xác định là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng; đồng thời tăng cường đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tăng cường công tác xây dựng Đảng về đạo đức. Chú trọng đổi mới công tác cán bộ trên cơ sở lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất, năng lực của cán bộ. Từng bước kiện toàn hệ thống tổ chức của Đảng và Nhà nước theo hướng tinh gọn, giảm bớt đầu mối trung gian. Đến hết năm 2019, số đầu mối trực thuộc Trung ương giảm 4 đầu mối; tổng cục và tương đương giảm 7; cục, vụ và tương đương giảm 83; sở, ngành và tương đương giảm 119; đơn vị công lập giảm 5.145; thôn, tổ dân phố giảm 15.354...Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý: Giảm 827 lãnh đạo sở, ngành và tương đương; 9.063 lãnh đạo cấp phòng và tương đương; 8.131 cán bộ lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp ở địa phương.

Xác định quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu nên trong thời kỳ đổi mới, Đảng chủ trương tiến hành bảo vệ Tổ quốc “từ sớm”, “từ xa”. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng “thế trận lòng dân” làm nền tảng vững chắc để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Chủ trương đúng đắn của Đảng và nỗ lực của toàn quân đã góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng và chế độ XHCN; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ củng cố an ninh, quốc phòng với chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ; vô hiệu hóa hoạt động của các đối tượng phản động trong và ngoài nước lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để gây mất ổn định. Tiềm lực quốc phòng, an ninh được củng cố một bước; xây dựng quân đội và công an theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng được thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.

Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng sau hơn 35 năm qua là minh chứng hùng hồn chứng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới, bảo đảm đất nước phát triển bền vững, theo đúng định hướng XHCN. Đó là cơ sở, nền tảng để tiếp tục xây dựng dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Đừng tát nước theo mưa Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê. Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệ...
  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, v...
  Nhận diện mưu đồ chống phá đất nước núp bóng “công đoàn độc lập” Những năm gần đây, để thực hiện mưu đồ đen tối, các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu ra sức gia tăng hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi lên là vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền và người lao động. Lợi dụng quy định của pháp luật cho phép thành lập tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, những đối tượng cơ hội chính trị dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn lôi kéo, kích động công nhân và người lao động tăng cường các hoạt động bất hợp tác với người sử dụng lao động, đòi thành lập cái gọi là “công đoàn độc lập” nhằm mưu đồ hình thành tổ chức chính trị đối lập để chống phá Đảng, Nhà nước, gây mất an ninh xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Thủ đoạn ráo riết của các thế lực thù địch thực hiện thời gian qua là ra sức tuyên truyền tô vẽ để đề cao các tổ chức xưng danh “công đoàn độc lập Việt Nam để bảo vệ...