Chuyển đến nội dung chính

 

Nhận thức đúng để có hành động đúng

- Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rõ hơn CNXH là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường XHCN? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng CNXH ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên CNXH ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì? Đặc biệt, Tổng Bí thư khẳng định: "Chủ nghĩa tư bản (CNTB) vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó".

Đây là sự khẳng định khoa học cả trên bình diện lý luận và thực tiễn, có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định xu thế vận động, phát triển của xã hội loài người, khẳng định đi lên CNXH ở Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn; đồng thời phê phán những quan điểm, tư tưởng “tán dương, ca ngợi” CNTB, hoài nghi về con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Nhìn lại dòng chảy lịch sử thế giới đã cho thấy, thay thế chế độ phong kiến, CNTB ra đời, phát triển là bước tiến lớn của nhân loại. Điều đó là không thể phủ nhận. K.Marx và F.Engels đánh giá cao công lao của CNTB đối với sự phát triển lực lượng sản xuất. CNTB với nền kinh tế thị trường, cơ chế cạnh tranh, mục tiêu lợi nhuận đã tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và nền kinh tế, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, thu hút tất cả các nước trên thế giới vào một thị trường chung, tham gia vào sự phân công lao động và hợp tác, liên kết kinh tế trên quy mô toàn cầu. Thực tế này làm cho nhiều người lầm tưởng và cho rằng CNTB là chế độ tốt đẹp nhất, “là thiên đường, vĩnh hằng và vô hạn”. Nhất là sau khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, không ít người đòi xét lại Chủ nghĩa Mác-Lênin và cho rằng chế độ XHCN là “quái thai” của lịch sử, cần phải đào sâu, chôn chặt để cho loài người thừa hưởng và sống trong một trật tự xã hội vĩnh hằng, công bằng, bình đẳng mà con người hướng tới.

Nhận thức đúng để có hành động đúng
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, dù nghiên cứu ở góc độ nào, nhìn nhận ở bình diện nào thì CNTB chưa khi nào và không bao giờ là xã hội công bằng, bình đẳng mà con người hướng tới. Mặc dù CNTB ngày nay đã có điều chỉnh nhất định trong quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối, phần nào làm giảm bớt tính gay gắt của những mâu thuẫn cơ bản trong xã bội tư bản chủ nghĩa (TBCN). Tuy nhiên, những điều chỉnh ấy vẫn chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của quan hệ sản xuất TBCN. Đảng ta khi bàn về CNTB ngày nay đã khẳng định: “Hiện tại, CNTB còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của CNTB, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra”(1).

Mặc dù có sự điều chỉnh, thích nghi nhưng “CNTB vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó”. Đúng như nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội TBCN: Đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu-nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc”. Và sự thật, dù có biến đổi như thế nào thì bản chất của CNTB không hề thay đổi. Dù có điều chỉnh, thích nghi đến đâu thì TBCN vẫn là xã hội mà trong đó sự phát triển không thực sự vì con người. Xã hội đó luôn vì lợi nhuận kinh tế mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người". 

Dù có che đậy tinh vi ở mức độ nào thì trong xã hội TBCN, quyền lực của hệ thống chính trị thực sự không thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Các thiết chế dân chủ theo công thức "dân chủ tự do" mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân-yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át... 

Như vậy, chúng ta cần nhận thức rằng: CNTB hiện vẫn tiếp tục điều chỉnh để thích ứng trước những biến động, mâu thuẫn bên trong và ngoài nước. Hiện tại, CNTB vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, như K.Marx và V.I.Lenin đã nhận định: Phương thức sản xuất TBCN không tự diệt vong và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa cũng không tự phát hình thành mà phải được thực hiện thông qua cuộc cách mạng xã hội, trong đó, giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội này chính là giai cấp công nhân.

Điều đó có nghĩa rằng, xu thế phát triển của nhân loại tất yếu sẽ thay thế CNTB bằng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn nó. Dù còn nhiều quanh co, phức tạp nhưng nhất định loài người sẽ tiến lên CNXH. Điều này một lần nữa khẳng định: Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. CNXH là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam; đi lên CNXH là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Truy tố hai nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cùng 5 đồng phạm Ngày 27/2, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có cáo trạng truy tố hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Cùng bị truy tố về tội danh này còn có 5 bị can khác là nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Công Thiên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Mông Điệp, Võ Tấn Thái; nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dẽ và nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (QLDĐ) Trần Văn Hùng. Hành vi vi phạm của 7 bị can nêu trên xảy ra tại dự án khu du lịch sinh thái tâm linh (STTL) Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi (BTSN) Vĩnh Trung trên núi Chín Khúc nằm ở phía Tây TP Nha Trang liên quan đến việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ), cấp giấy chứng nhận quyền (CNQSDĐ). Từ sai phạm tại dự án Cửu Long Sơn Tự Theo...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...