Chuyển đến nội dung chính

 

9 nhóm người được ưu tiên tiêm miễn phí vaccine COVID-19

Theo Nghị quyết 21 của Chính phủ vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phú ký ngày 26/2, có 9 nhóm đối tượng ưu tiên được tiêm miễn phí vaccine COVID-19. Cũng theo Nghị quyết, Chính phủ khuyến khích tiêm chủng tự nguyện, trả phí.

Ngày 26/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết 21 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19. Nghị quyết có hiệu lực ngay khi ban hành.

Chính phủ quyết nghị giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021 cho người từ 18 tuổi trở lên.

Số lượng vaccine khoảng 150 triệu liều, Bộ trưởng Bộ Y tế căn cứ yêu cầu phòng chống dịch để quyết định số lượng vaccine cụ thể cần mua, nhập khẩu từng giai đoạn. 

Vaccine được mua theo cơ chế mua sắm trong trường hợp đặc biệt, quy định tại điều 26 Luật Đấu thầu năm 2013.

Những ai được ưu tiên tiêm miễn phí

Theo Nghị quyết, đối tượng, địa bàn ưu tiên và được tiêm miễn phí được Chính phủ phân thành 8 nhóm.

Một là lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng chống dịch (thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ COVID dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...); quân đội; công an.

Nhóm 2 là nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.

Nhóm 3 là người cung cấp dịch vụ thiết yếu: Hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...

Nhóm 4 là giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.

Nhóm 5 là người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi.

Nhóm 6 là người sinh sống tại các vùng có dịch.

Nhóm 7 là người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.

Nhóm 8 là người được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

Nhóm 9 là các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.

Chính phủ quyết định địa bàn được ưu tiên là các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có dịch; trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch.

Căn cứ khả năng cung ứng vaccine, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng tham gia công tác phòng chống dịch bệnh, đối tượng ở vùng có dịch.

Bác sĩ, nhân viên y tế làm việc ở nơi tuyến đầu chống dịch là đối tượng ưu tiên được tiêm miễn phí

Ngân sách mua vaccine phân bổ ra sao?

Chính phủ cho biết, nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ này trích từ ngân sách Nhà nước; ngân sách địa phương đảm bảo cho người dân trên địa bàn và các đối tượng do địa phương quản lý.

Ngân sách Trung ương đảm bảo cho các đối tượng do cơ quan Trung ương quản lý và hỗ trợ ngân sách địa phương.

Theo đó, các tỉnh miền núi, Tây Nguyên được ngân sách Trung ương hỗ trợ 70% mức ngân sách Nhà nước thực chi.

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương từ 50% trở lên sẽ chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50% được ngân sách Trung ương hỗ trợ 30%; các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại được ngân sách Trung ương hỗ trợ 50%.

Các địa phương sử dụng tối đa 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương, tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để thực hiện công tác phòng chống COVID-19. Nếu trường hợp địa phương chi cho công tác phòng chống dịch ở mức độ lớn, nếu ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương, ngân sách Trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.

Ngoài ra, còn có nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác. Đồng thời nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vaccine tự nguyện chi trả.

Chính phủ giao Bộ Y tế làm đầu mối tổ chức việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ vaccine; chịu trách nhiệm về chất lượng, giá cả, tổ chức quản lý, phân phối, sử dụng bảo đảm công khai, minh bạch, không để xảy ra lãng phí, tiêu cực theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Thường trực Chính phủ.

Khuyến khích tiêm dịch vụ, trả phí

Chính phủ yêu cầu thành lập Tổ công tác do lãnh đạo Bộ Y tế làm tổ trưởng, thành viên là lãnh đạo các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương để tổ chức việc mua, nhập khẩu vaccine .

Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai việc thự hiện tiêm vaccine đảm bảo an toàn. 

Bên cạnh đó, quy định cụ thể giá dịch vụ tiêm chủng theo quy định; tiếp nhận nguồn tài trợ, viện trợ trực tiếp và phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ cho công tác tiêm chủng.

Chính phủ khuyến khích các đơn vị đủ điều kiện tổ chức tiêm chủng tự nguyện cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu và tự chi trả chi phí tiêm chủng.

Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được sử dụng kinh phí trong phạm vi dự toán chi thường xuyên đã được giao theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước, nguồn kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc hạch toán vào chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp để tiêm chủng cho người lao động.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Đừng tát nước theo mưa Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê. Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệ...
  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, v...
  Nhận diện mưu đồ chống phá đất nước núp bóng “công đoàn độc lập” Những năm gần đây, để thực hiện mưu đồ đen tối, các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu ra sức gia tăng hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi lên là vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền và người lao động. Lợi dụng quy định của pháp luật cho phép thành lập tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, những đối tượng cơ hội chính trị dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn lôi kéo, kích động công nhân và người lao động tăng cường các hoạt động bất hợp tác với người sử dụng lao động, đòi thành lập cái gọi là “công đoàn độc lập” nhằm mưu đồ hình thành tổ chức chính trị đối lập để chống phá Đảng, Nhà nước, gây mất an ninh xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Thủ đoạn ráo riết của các thế lực thù địch thực hiện thời gian qua là ra sức tuyên truyền tô vẽ để đề cao các tổ chức xưng danh “công đoàn độc lập Việt Nam để bảo vệ...