Chuyển đến nội dung chính

 

Người dân chủ quan trong phòng dịch COVID-19

Việt Nam đã 56 ngày không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, song tình hình dịch bệnh trên thế giới đang rất phức tạp, châu Âu đang lo ngại sụp đổ nền y tế khi số ca mắc mới tăng cao kỷ lục trong nửa tháng qua.

Nguy cơ dịch xâm nhập vào nước ta vẫn rất lớn, tuy nhiên nhiều người dân lại đang thờ ơ với phòng dịch. Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân thực hiện thông điệp 5K và đã hoàn tất dự thảo hướng dẫn đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người, theo đó người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính từ 1 đến 3 triệu đồng.

Hiện nay, tuy đã bước sang cuối thu đầu đông, song các khu du lịch đang rất đông khách. Tuy nhiên, rất ít người đeo khẩu trang ở những nơi này. Tại một số điểm du lịch có đi cáp treo, khách chật như nêm, người nọ va vào người kia nhưng phần lớn đều không đeo khẩu trang. Tại những nơi này, không có nhân viên hay hướng dẫn yêu cầu khách đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên…

Tại Hà Nội, người dân đi chợ, siêu thị cũng đã bỏ qua thói quen đeo khẩu trang như khi thời điểm dịch bùng phát. Tại nhiều điểm vui chơi giải trí, nơi cộng cộng, rất ít người chịu đeo khẩu trang.

Theo ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an…, người bệnh, người nhà bệnh nhân vào viện đều được đo nhiệt độ, đóng dấu đã kiểm tra. Tuy nhiên, có một số cơ sở y tế, khi người vào vẫn qua lại bình thường mà không phải kiểm tra.

Theo nhận định của các chuyên gia y tế, người nhập cảnh vào Việt Nam nhiễm SARS-CoV-2 và người nhập cảnh trái phép là những nguy cơ lớn lây lan COVID-19 trong cộng đồng. Vì vậy, người dân không được chủ quan, lơ là cho rằng dịch đã không còn nguy hiểm. Điển hình là ngày 28/10, TP HCM phải cách ly y tế 39 người để theo dõi sức khỏe do có tiếp xúc với 1 chuyên gia Hàn Quốc. Chuyên gia này làm việc cho 1 công ty Nhật Bản, có trụ sở ở Hà Nội, sau khi rời TP Hồ Chí Minh đi Nhật Bản đã được phía Nhật Bản test nhanh dương tính với SARS-CoV-2. 

Lo lắng về sự chủ quan của người dân hiện nay, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phân tích: Hiện dịch COVID-19 trên thế giới đang diễn biến phức tạp với làn sóng nhiễm mới ở châu Âu. Nguy cơ mùa đông tới, dịch bùng phát là rất cao nếu có mầm bệnh lan vào Việt Nam.

Người dân vẫn phải cảnh giác cao độ với các triệu chứng cúm. Tiếp tục đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, phương tiện giao thông, thường xuyên rửa tay với xà phòng, hạn chế thăm người ốm trong bệnh viện. Đặc biệt, các bệnh viện cần thắt chặt công tác phòng chống nhiễm khuẩn, thực hiện bệnh viện an toàn theo yêu cầu của Bộ Y tế.

Nhiều khách du lịch không đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.

Tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và và dịch COVID-19 trong mùa đông năm 2020 và mùa xuân năm 2021 do Bộ Y tế vừa tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, tại Việt Nam, dù dịch COVID-19 đã và đang được kiểm soát tốt, song nguy cơ ghi nhận ca bệnh mới vẫn hiện hữu.

Dự báo trong những tháng mùa đông xuân cuối năm 2020, đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh có nguy cơ cao tiếp tục diễn biến phức tạp khi bệnh COVID-19 chưa có vaccine dự phòng. Do vậy, các địa phương không được lơ là phòng chống dịch COVID-19.

Ông Tuyên đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cấp tỉnh, thành phố; đề xuất để UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, giao trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo.

Đồng thời, tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền các địa phương, các sở, ngành duy trì triển khai quyết liệt các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 theo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế.

"Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, kiên quyết ngăn chặn các nguồn lây, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; duy trì và thực hiện hiệu quả của tổ phòng chống dịch COVID tại cộng đồng", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Vừa qua, có hiện tượng lơi lỏng giám sát cách ly người nhập cảnh ở một số nơi cách ly tập trung, lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị các địa phương phải quản lý chặt, giám sát chặt các chuyên gia, công nhân tay nghề cao đang cách ly tại khu ký túc xá. Hằng ngày phải cử cán bộ y tế theo dõi sức khoẻ, nếu có vấn đề gì lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và đưa đi cách ly ngay.

Đồng thời yêu cầu các đơn vị y tế dự phòng tăng cường giám sát tại cộng đồng, cửa khẩu, phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời, xử lý triệt để các ổ dịch, khoanh vùng, không để bùng phát lan rộng. Đặc biệt duy trì, dự phòng các tình huống dịch có thể xảy ra.

Trước hiện tượng người dân còn chủ quan chống dịch COVID-19, Bộ Giao thông Vận tải có công văn yêu cầu người điều khiển, người phục vụ và hành khách đi trên các phương tiện giao thông công cộng phải thực hiện đeo khẩu trang đúng cách theo khuyến cáo của Bộ Y tế trong suốt quá trình di chuyển.

Ngày 28/10, Hà Nội cũng có văn bản yêu cầu tăng cường công tác chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Theo đó, Hà Nội yêu cầu bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang trên các phương tiện công cộng và nơi công cộng; thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Lãnh đạo Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt thông điệp 5K phòng chống COVID-19 (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế). Đặc biệt, để công tác phòng chống dịch bệnh phát huy hiệu quả, Bộ Y tế yêu cầu cần thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để đi kiểm tra việc chỉ đạo của địa phương về công tác phòng chống dịch bệnh cũng như hỗ trợ hướng dẫn các địa phương giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện việc phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
Huy Văn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
Lịch trình chi tiết ngày làm việc thứ 2 của ông Trump và ông Kim ở Việt Nam Thứ Năm, 28/02/2019 07:47 AM GMT+7 (VTC News) - Đúng như tuyên bố trước đó trước đó của Tổng thống Trump, ngày làm việc thứ 2 của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều là một ngày hết sức bận rộn với lịch trình làm việc dày đặc. Theo Nhà Trắng, 2 nhà lãnh đạo sẽ bắt đầu chuỗi các cuộc họp tại khách sạn Metropole, bắt đầu bằng cuộc thảo luận riêng kéo dài 45 phút. Sau đó, ông Kim và ông Trump sẽ có cuộc gặp song phương mở rộng với các trợ lý vào 9h45.  Tới 11h55 , lãnh đạo Mỹ-Triều  sẽ có bữa trưa làm việc. 14h05, một lễ ký kết sẽ diễn ra và 15h30, Tổng tống Trump sẽ tổ chức một buổi họp báo.  Tổng thống Trump và lãnh đạo Kinm Jong-un trong bữa tối tại khách sạn Metropole. (Ảnh: Getty)  Trước đó, vào tối 27/2, Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un đã có cuộc trò chuyện ngắn trước khi dùng bữa tối cùng thành viên phái đoàn 2 bên tại khách sạn  Metropole. Tạ...