Chuyển đến nội dung chính

 

Chủ tịch Quốc hội dự và chỉ đạo ĐH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 khai mạc sáng nay (27/10). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về dự và chỉ đạo Đại hội.

Đại hội diễn ra từ ngày 26 - 28/10, với sự tham dự của 448 đại biểu, đại diện cho 229.424 đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh.

Cùng về dự có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Vương Đình Huệ...

Chủ tịch Quốc hội dự và chỉ đạo ĐH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
Toàn cảnh lễ khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 

Phát biểu khai mạc, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến nhấn mạnh, trong 5 năm, từ 2015-2020, mặc dù chịu nhiều tác động bất lợi trong bối cảnh chung của thế giới và khu vực, nhưng Thanh Hóa đã đoàn kết, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân dự kiến đạt 12,1%, vượt mục tiêu Đại hội XVIII đã đề ra, trong nhóm các tỉnh, TP có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Đã có 8 đơn vị cấp huyện, 313 xã (chiếm 65,75%) đạt chuẩn nông thôn mới, vượt cao so với mục tiêu Đại hội; tỉ lệ đô hóa dự kiến đạt 35%, đạt mục tiêu Đại hội; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc theo hướng hiện đại, văn minh...

Chủ tịch Quốc hội dự và chỉ đạo ĐH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Đại hội
Chủ tịch Quốc hội dự và chỉ đạo ĐH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến phát biểu khai mạc

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được thực hiện đồng bộ, sáng tạo, đạt nhiều kết quả; là một trong các tỉnh đi đầu trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã, thôn, tổ dân phố; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền được nâng cao. Những thành tựu đạt được trong nhiệm kỳ qua là rất lớn và có ý nghĩa quan trọng; có thể khẳng định chưa bao giờ Thanh Hóa có được tiềm lực và vị thế như ngày nay; đó là cơ sở, điều kiện để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục vững bước tiến lên, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế.

Về mục tiêu trong nhiệm kỳ 2020-2025, Thanh Hóa đề ra 27 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 11% trở lên; GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 5.200 USD; tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 750.000 tỉ đồng, tăng thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 10% trở lên; kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 8 tỉ USD; sản lượng lương thực hàng năm ổn định ở mức 1,5 triệu tấn; số doanh nghiệp thành lập mới 5 năm đạt 15.000 doanh nghiệp; tỉ lệ đô thị hóa năm 2025 đạt 40% trở lên; đến hết năm 2025 có 17 huyện, thị xã, TP, 88% số xã đạt chuẩn nông thôn mới...

Chủ tịch Quốc hội dự và chỉ đạo ĐH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
Các đại biểu tham dự Đại hội
Chủ tịch Quốc hội dự và chỉ đạo ĐH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
Lễ chào cờ trước khi khai mạc Đại hội

Thanh Hóa cũng đề ra 6 chương trình trọng tâm và 3 khâu đột phá giai đoạn 2021-2025 gồm: Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp; phát triển du lịch; nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế; phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; tạo chuyển biến rõ nét trong sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ....

Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 có chủ đề: "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử; khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; phát triển kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao đời sống nhân dân; bảo đảm vững chắc an ninh - quốc phòng; phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại". Phương châm hành động của Đại hội: "Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển".

Lê Dương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
Lịch trình chi tiết ngày làm việc thứ 2 của ông Trump và ông Kim ở Việt Nam Thứ Năm, 28/02/2019 07:47 AM GMT+7 (VTC News) - Đúng như tuyên bố trước đó trước đó của Tổng thống Trump, ngày làm việc thứ 2 của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều là một ngày hết sức bận rộn với lịch trình làm việc dày đặc. Theo Nhà Trắng, 2 nhà lãnh đạo sẽ bắt đầu chuỗi các cuộc họp tại khách sạn Metropole, bắt đầu bằng cuộc thảo luận riêng kéo dài 45 phút. Sau đó, ông Kim và ông Trump sẽ có cuộc gặp song phương mở rộng với các trợ lý vào 9h45.  Tới 11h55 , lãnh đạo Mỹ-Triều  sẽ có bữa trưa làm việc. 14h05, một lễ ký kết sẽ diễn ra và 15h30, Tổng tống Trump sẽ tổ chức một buổi họp báo.  Tổng thống Trump và lãnh đạo Kinm Jong-un trong bữa tối tại khách sạn Metropole. (Ảnh: Getty)  Trước đó, vào tối 27/2, Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un đã có cuộc trò chuyện ngắn trước khi dùng bữa tối cùng thành viên phái đoàn 2 bên tại khách sạn  Metropole. Tạ...