Chuyển đến nội dung chính

 

Thành công to lớn nhưng “bí mật” của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam


Khoảng hai mươi năm trước, khi tôi chuyển đến Hà Nội, thành phố ảm đạm, xám xịt, bị bao phủ bởi khói bụi. Chiến tranh đã kết thúc, nhưng những vết sẹo khủng khiếp vẫn còn.Tôi đã mang chiếc 4WD của mình từ Chile đến đây và luôn tự lái nó. Đó là một trong những chiếc SUV đầu tiên trong thành phố Hà Nội. Mỗi lần tôi lái đi, nó thường bị những người đi xe máy đâm vào, những chiếc xe máy luôn chạy như những viên đạn trên khắp các đại lộ của thủ đô Việt Nam.
Phải nói là Hà Nội rất đẹp, nhưng u uất, rõ ràng là do chiến tranh. Có những nỗi đau, những câu chuyện khủng khiếp trong quá khứ. Trong những ngày tôi ở đó, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất châu Á. Nhiều di sản lớn, bao gồm Thánh địa Mỹ Sơn ở miền Trung Việt Nam, về cơ bản vẫn là những bãi mìn rộng lớn, thậm chí nhiều năm sau các vụ đánh bom thảm khốc của Mỹ. Cách duy nhất để đến thăm những nơi như vậy là nhờ xe quân sự do chính phủ quản lý.
Tòa nhà nơi tôi sống, được cải tạo từ nhà tù cũ khét tiếng của Pháp ở Hà Nội, Hoả Lò, nơi những người yêu nước và cách mạng Việt Nam từng bị tra tấn, hãm hiếp và hành quyết, và cũng là nơi giam giữ một số phi công Mỹ bị bắt trong thời gian được gọi là “Chiến tranh Việt Nam” theo cách gọi của Mỹ. Từ cửa sổ nơi ở, tôi có thể nhìn thấy một trong hai chiếc máy chém trong sân của những gì mà sau đó đã trở thành một bảo tàng về tội ác của chủ nghĩa thực dân.
Vào năm 2000, Hà Nội không có một trung tâm thương mại nào và khi chúng tôi đến, nhà ga của sân bay Nội Bài chỉ là một tòa nhà nhỏ, có kích thước chỉ như một nhà ga xe lửa cấp tỉnh. Vào những ngày đó, đối với người dân Việt Nam, một chuyến đi đến Bangkok sẽ tạo ra cảm giác giống như một chuyến đi đến một thiên hà khác. Đối với các nhà báo như tôi, những người sống ở Hà Nội, đi lại thường xuyên đến Bangkok hoặc Singapore là một điều cần thiết tuyệt đối, vì hầu như không có thiết bị chuyên nghiệp hoặc phụ tùng nào có sẵn ở Việt Nam.
Hai thập kỷ sau, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia phát triển và thoải mái nhất ở châu Á. Một nơi mà hàng triệu người phương Tây rất thích đến sống. Chất lượng cuộc sống ở đây vẫn đang phát triển liên tục. Mô hình xã hội chủ nghĩa và kế hoạch trung tâm của nó rõ ràng đang thành công. Có những con đường giao thông rất lớn, ví dụ như tuyến đường nối giữa thành phố Huế với Đà Nẵng, với mạng lưới giao thông công cộng hiện đại, cũng như các công trình văn hoá thể thao. Tất cả điều này trái ngược hoàn toàn với sự ảm đạm tư bản cực đoan ở các quốc gia như Indonesia, thậm chí là Thái Lan. Cuộc sống của người Việt Nam không ngừng được cải thiện về vệ sinh, chăm sóc y tế, giáo dục và đời sống văn hóa. Với ngân sách khá nhỏ, quốc gia này lại đạt được mức độ ngang tầm với các quốc gia giàu có hơn nhiều ở châu Á và thế giới.
Người dân Việt Nam là một trong những người lạc quan nhất trên thế giới. Chỉ trong ba năm tôi sống ở Việt Nam, đất nước này đã thay đổi đáng kể. Sức mạnh và quyết tâm to lớn của người dân đã giúp thu hẹp khoảng trống còn sót lại sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu. Việt Nam đã lựa chọn, thành công, cho mô hình một nền kinh tế hỗn hợp, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Những nỗ lực to lớn của Hoa Kỳ và Châu Âu nhằm phá hoại hệ thống xã hội chủ nghĩa, thông qua việc sử dụng các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức có vỏ bọc phi chính phủ được tài trợ bởi các chính phủ phương Tây, đã bị nhận diện và bị đánh bại một cách quyết đoán ở Việt Nam. Những người kiên định lý tưởng Cộng sản trong Đảng cầm quyền và chính phủ của họ đã áp đảo những kẻ đang cố làm hư hỏng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, hòng đẩy đất nước ngả về phía phương Tây.
Những gì tiếp theo là thành công đáng kể, trên nhiều mặt. Theo một báo cáo của Đông Nam Á, được công bố vào ngày 1 tháng 10 năm 2018:
“Việt Nam là quốc gia tốt nhất trong số 151 quốc gia được khảo sát trong một nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống gắn với sự bền vững môi trường”.
Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam được đánh giá thực hiện đặc biệt tốt, khi so sánh với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Báo cáo trên giải thích thêm: “Một nghiên cứu trên phạm vi rộng, được gọi là nghiên cứu ‘Cuộc sống tốt đẹp cho tất cả hành tinh’, được tiến hành và xuất bản bởi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Leeds, cho rằng chúng ta cần phải suy nghĩ lại về cách nhìn nhận sự phát triển và mối quan hệ của nó với môi trường. Về cơ bản, chúng tôi đã làm việc trên một số chỉ số tổng hợp và mối quan hệ khác nhau giữa các kết quả xã hội với các chỉ số môi trường. Chúng tôi đã đưa ra ý tưởng về việc, nếu chúng ta chỉ nhìn vào các chỉ số xã hội, chúng ta có thể xác định một mức độ tương đương với một cuộc sống tốt hay không?”.
Cuộc khảo sát này được thực hiện ở 151 quốc gia và Việt Nam cho thấy có các chỉ số tốt nhất: “Các nhà nghiên cứu đã xem xét 11 chỉ số xã hội bao gồm sự hài lòng về cuộc sống, dinh dưỡng, giáo dục, chất lượng dân chủ và việc làm. Nói chung, chúng tôi đã làm tự mình thấy ngạc nhiên rằng Việt Nam đã làm rất tốt về tổng thể. Bạn có thể từng mong đợi điều đó phải là Costa Rica hoặc Cuba, vì Việt Nam thường chưa bao giờ được đánh giá là một quốc gia phát triển bền vững. Hai quốc gia mà các nhà nghiên cứu dự kiến sẽ làm tốt nhất vì họ thường cung cấp hỗ trợ xã hội tốt và không gây thiệt hại môi trường như nhiều quốc gia khác, nhưng cuối cùng 2 quốc gia này đã xếp sau Việt Nam”.
Đây không phải là báo cáo duy nhất ca ngợi thành công lớn của mô hình xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã đạt được danh tiếng của một siêu sao kinh tế và xã hội. So với các nước ủng hộ chủ nghĩa thị trường tự do tư bản như Indonesia hay thậm chí là Philippines, các thành phố xã hội chủ nghĩa thanh lịch của Việt Nam được thiết kế và duy trì cho người dân, cũng như vùng nông thôn ngày càng gọn gàng và đẹp hơn, rõ ràng đã cho thấy hệ thống nào trong hai hệ thống kinh tế này vượt trội hơn và phù hợp hơn đối với người dân châu Á và văn hóa của họ.
Trong thời gian khẩn cấp, nghiêm trọng về thiên tai và y tế, Việt Nam cũng vẫn đi trước các nước Đông Nam Á khác. Giống như Cuba và Trung Quốc, Việt Nam đã đầu tư rất nhiều vào việc phòng chống thiên tai. Theo tạp chí “Thời đại mới”, các quốc gia xã hội chủ nghĩa bao gồm Việt Nam, đã làm được công việc tuyệt vời để chống lại sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 gần đây: “Các nước đang phát triển như Cuba và Việt Nam với các cấu trúc và triết lý nhà nước xã hội chủ nghĩa đang xử lý thành công đại dịch COVID-19. Vai trò của các chiến lược về kinh tế và chăm sóc sức khỏe lâu dài của họ đóng vai trò gì sau thành công này? Tiến sỹ Talebur Rupom đặt câu hỏi này và cho rằng hiện là thời điểm quan trọng mà các quốc gia nên đầu tư mạnh vào các lĩnh vực y tế để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người. Các quốc gia có các hệ thống chăm sóc y tế được trợ cấp tập trung hoặc được tài trợ đầy đủ đang chiến đấu với cuộc khủng hoảng COVID-19 tốt hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Ngoài ra còn có một số lý do chủ động khác khiến họ có thể giảm tỷ lệ tử vong và các trường hợp nhiễm bệnh.
Cuba và Việt Nam là hai quốc gia đang phát triển đã nhanh chóng đối phó với mối đe dọa mới nổi này. Bất chấp lệnh cấm vận và hạn chế của Hoa Kỳ và với nguồn lực hạn chế, việc xử lý đại dịch của Cuba có thể là một hình mẫu cho những quốc gia khác. Với nền kinh tế nhỏ hơn Bangladesh, quốc gia Đông Nam Á Việt Nam cũng đang có được sự tín nhiệm để khởi động lại nền kinh tế sau khi khống chế thành công đại dịch COVID-19, mặc dù họ có chung biên giới quan trọng với Trung Quốc”.
Đến cuối tháng 5 năm 2020, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với 95,5 triệu dân, chỉ có 327 ca nhiễm và không có ca tử vong nào, theo dữ liệu do Đại học Johns Hopkins cung cấp. Ngay cả tạp chí chính thống, cánh hữu của Anh, “The Economist”, cũng không thể bỏ qua thành công lớn trong cuộc chiến chống lại Covid-19 của các quốc gia Cộng sản, như bang Kerala của Ấn Độ và Việt Nam:
“Việt Nam với dân số 95 triệu người, là một nơi lớn hơn nhiều các quốc gia khác. Tuy nhiên, khi đối phó với covid-19, họ đã hành động theo một kịch bản đáng kinh ngạc, với một kết quả rất ấn tượng. Giống như Kerala, họ đã sớm có các ca bị phơi nhiễm virus và chứng kiến sự gia tăng các ca bệnh mới trong tháng 3. Tuy nhiên, các trường hợp nhiễm bệnh cũng đạt đến đỉnh điểm sớm và đã giảm xuống chỉ còn 39. Việt Nam là duy nhất trong số các quốc gia có quy mô tương tự, và ngược lại với những câu chuyện thành công nổi tiếng trong chống Covid như Đài Loan và New Zealand, Việt Nam vẫn chưa có ca tử vong nào. Philippines, một quốc gia ở gần đó có cùng dân số và quy mô nền kinh tế, đã có hơn 10.000 người nhiễm bệnh và 650 người đã chết.
Giống như Kerala, Việt Nam gần đây đã phải chiến đấu với các dịch bệnh chết người khác, trong khi dịch Sars bùng phát trên toàn cầu vào năm 2003 và cúm lợn năm 2009. Cả Việt Nam và Kerala đều được hưởng lợi từ một di sản đầu tư lâu dài vào y tế công cộng và đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ ban đầu, với sự quản lý tập trung, mạnh mẽ, một phạm vi thể chế từ các phường ở thành phố cho đến các ngôi làng xa xôi đều có rất nhiều nhân viên y tế lành nghề. Không phải ngẫu nhiên, chủ nghĩa cộng sản đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ, vì hệ tư tưởng nhà nước không thể bị khuất phục của Việt Nam, cũng như lý tưởng và cách làm đã được các đảng cánh tả thống trị Kerala từ những năm 1950 áp dụng”.
Một số phân tích, bao gồm từ cả những người ở phương Tây, cho rằng Việt Nam đã vượt xa nhiều quốc gia trong khu vực, bao gồm cả những nước, ít nhất là trên giấy tờ, giàu có hơn nhiều. Tờ DW (Deutsche Welle), ví dụ, đã báo cáo vào ngày 22 tháng 5 năm 2020: “Chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới, Adam McCarty, hy vọng rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi rộng rãi từ cách họ xử lý COVID-19. Có lẽ đây là một bước ngoặt khi Việt Nam vươn lên khỏi nhóm các quốc gia như Campuchia và Philippines và gia nhập nhóm các quốc gia phát triển hơn như Thái Lan và Hàn Quốc, mặc dù Việt Nam chưa có GDP tương tự, nhưng ông McC đã trao đổi với DW từ Hà Nội: Với phần còn lại của thế giới vẫn còn bị COVID-19, xuất khẩu thực sự sẽ bị tổn thương – ông McC nói. Nhà kinh tế này nhấn mạnh rằng mọi thứ không thể quay trở lại như cũ. Và mặc dù tiêu dùng trong nước có thể sẽ tăng trong những tháng tới, con số tăng trưởng 5% cho năm 2020 có thể là quá tham vọng. Có thể chỉ đạt được mức 3%, nhưng điều đó đã là rất tốt trong trường hợp này. Nó vẫn có nghĩa là Việt Nam đã trở thành một người chiến thắng”.
Tôi vẫn luôn định kỳ trở lại Việt Nam, một điều đáng chú ý là đất nước này không hề có khu ổ chuột. Không có tình trạng khổ cực phổ biến ở các nước theo chủ nghĩa tư bản hoang dã như Indonesia, Philippines, thậm chí ngay cả ở Campuchia và Thái Lan. Không có tình trạng khốn khổ ở các thành phố, thị trấn và nông thôn Việt Nam. Đó là một thành công lớn.
Kế hoạch cộng sản có nghĩa là hầu hết các thảm họa tự nhiên và y tế đều phải được ngăn chặn tốt. Khi tôi sống ở Hà Nội, những khu vực rộng lớn và đông dân cư giữa sông Hồng và thành phố thường bị ngập lụt hàng năm. Nhưng dần dần, các khu phố tồi tàn đã được di dời, và các khu vực cây xanh được trồng trở lại, ngăn nước có thể chảy vào thành phố. Từng bước hợp lý, Việt Nam đã và đang thực hiện những thay đổi được thiết kế khoa học, chặt chẽ để cải thiện toàn diện cuộc sống của người dân.
Các phương tiện truyền thông đại chúng ở phương Tây và trong khu vực viết rất ít về “phép màu Việt Nam” này, vì những lý do rõ ràng. Với sự hy sinh to lớn, nhân dân Việt Nam đã đánh bại thực dân Pháp, và sau đó là quân chiếm đóng Hoa Kỳ. Hàng triệu người đã hy sinh, nhưng một quốc gia mới, tự tin và mạnh mẽ đã ra đời. Nó thực sự đã đứng lên từ đống tro tàn. Nó đã xây dựng một mô hình của riêng mình, đặc thù Việt Nam. Bây giờ, nó đang chỉ đường cho những quốc gia yếu hơn và ít quyết tâm hơn ở Đông Nam Á, những nước vẫn đang sẵn sàng hy sinh công dân của mình, bằng cách ngoan ngoãn thần phục sự chỉ huy của Bắc Mỹ và Châu Âu.
Từ vị trí của một trong những nước châu Á nghèo nhất, Việt Nam đã trở thành một trong những nước mạnh nhất, quyết đoán và lạc quan.
Tác giả: Andre Vltchek. Người dịch: Ngô Mạnh Hùng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Đừng tát nước theo mưa Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê. Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệ...
  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, v...
  Nhận diện mưu đồ chống phá đất nước núp bóng “công đoàn độc lập” Những năm gần đây, để thực hiện mưu đồ đen tối, các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu ra sức gia tăng hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi lên là vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền và người lao động. Lợi dụng quy định của pháp luật cho phép thành lập tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, những đối tượng cơ hội chính trị dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn lôi kéo, kích động công nhân và người lao động tăng cường các hoạt động bất hợp tác với người sử dụng lao động, đòi thành lập cái gọi là “công đoàn độc lập” nhằm mưu đồ hình thành tổ chức chính trị đối lập để chống phá Đảng, Nhà nước, gây mất an ninh xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Thủ đoạn ráo riết của các thế lực thù địch thực hiện thời gian qua là ra sức tuyên truyền tô vẽ để đề cao các tổ chức xưng danh “công đoàn độc lập Việt Nam để bảo vệ...