Chuyển đến nội dung chính

 

Nói lời sau cùng, bị cáo đổ xăng khiến 3 cảnh sát tử vong ở Đồng Tâm xin được tha thứ

Sau thời gian xét xử, trước khi nghị án, Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm của Toà án nhân dân TP.Hà Nội đã cho các bị cáo trong vụ án được nói lời sau cùng.

Tại tòa hôm nay, nói lời sau cùng, bị cáo Lê Đình Chức gửi lời xin lỗi đến gia đình 3 chiến sỹ đã hy sinh.

"Cho dù bị cáo có được sớm trở về hay…, mong gia đình các chiến sỹ tha thứ cho bị cáo để lương tâm bị cáo thanh thản phần nào" – người đổ xăng khiến 3 cảnh sát tử vong ở Đồng Tâm nói.

Với Lê Đình Công, bị cáo này trình bày, sự hy sinh của 3 cán bộ chiến sỹ công an thời điểm đó bị cáo hoàn toàn không hay biết gì..

Sau khi biết được 3 cán bộ hy sinh, Công vô cùng hối hận, đã thành khẩn ăn năn hối lỗi.

Đáng chú ý, Công xin HĐXX xem xét cho bị cáo được hưởng sự khoan hồng, cho Công được hưởng mức án ở tội danh "Chống người thi hành công vụ".

"Một lần nữa, cho bị cáo được gửi lời xin lỗi, chia buồn sâu sắc nhất tới 3 gia đình của 3 cán bộ chiến sỹ đã hy sinh. Xin 3 gia đình tha thứ cho bị cáo… Mong bị cáo có cơ hội được trở về với gia đình" – con trai ông Lê Đình Kình nói lời sau cùng.

Bị cáo 77 tuổi Bùi Viết Hiểu cũng trình bày đã nhận thức được hành vi sai phạm của mình khi nói lời sau cùng.

Hiểu xin quý tòa cho hưởng sự khoan hồng.

"Xem xét cho bị cáo được hưởng sự ưu ái nhất, cho bị cáo được một ân huệ cuối cùng" – Hiểu nói.

Con trai bị cáo Lê Đình Công là Lê Đình Doanh cũng gửi lời xin lỗi tới gia đình 3 nạn nhân tại toà. Nói lời sau cùng, Doanh nói lương tâm cắn rứt rất nhiều khi nghĩ về con gái của đồng chí công an đã hy sinh, cháu ở tuổi còn quá nhỏ, lớn lên không được yêu thương, bao bọc của bố, của người thân.

Doanh xin HĐXX xem xét cho bị cáo được hưởng khoan hồng, sớm được trở về với vợ con và có thể bù đắp được cho gia đình 3 chiến sỹ.

Nguyễn Quốc Tiến khi được nói lời sau cùng đã nói không phải chủ mưu, chỉ bị "Tổ Đồng thuận" lôi kéo, xúi giục.

Tiến đã nhận thức được hành vi sai phạm, nay đã ăn năn hối cải, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt xuống tội "Chống người thi hành công vụ". Tiến gửi lời chia buồn với gia đình các bị hại.

Với Nguyễn Văn Tuyển, Tuyển xin tòa xem xét được giảm nhẹ hình phạt để sớm được trở về với gia đình. Tuyển gửi lời chia buồn, xin lỗi với 3 chiến sỹ đã hy sinh ở Đồng Tâm, xin các gia đình tha thứ cho bị cáo trong lời nói sau cùng.

Tất cả các bị cáo tại tòa hôm nay đều thể hiện thái độ ăn năn, thành khẩn và đều gửi những lời chia buồn, chia sẻ với những mất mát của gia đình 3 cảnh sát.

Ở diễn biến trước đó, ông Nguyễn Công Lâm, đại diện của 1 gia đình bị hại đã có những lời khuyên răn, kêu gọi các bị cáo thức tỉnh lương tâm để nhận được sự khoan hồng của pháp luật.

Vị đại diện bị hại này chia sẻ, các bị cáo đã ngồi ở tòa thời điểm này, dù trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho người thân của ông cũng như 2 gia đình còn lại, 29 bị cáo hãy nên ăn năn hối cải, có tội chịu tội, chấp hành đúng quy định của pháp luật.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về công tác phòng ngừa vi
  Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là sự thật không thể phủ nhận! (TG) - Ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tự do tín ngưỡng, tôn giáo là 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người nhấn mạnh:  “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết” . Điều này tiếp tục được hiến định trong các bản Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Ảnh minh họa TÔN GIÁO LÀ MỘT THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
  Đừng tát nước theo mưa Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê. Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệp với thông ti