Chuyển đến nội dung chính

 

Bị cáo vụ Đồng Tâm gửi lời xin lỗi 3 gia đình chiến sĩ cảnh sát đã hy sinh

Tại phiên toà xử vụ án Đồng Tâm, bị cáo Lê Đình Công, thành viên tổ đồng thuận, cho biết sau khi biết được sự hy sinh của 3 chiến sĩ công an, bị cáo hết sức hối hận và gửi lời xin lỗi đến 3 gia đình chiến sĩ cảnh sát đã hy sinh.

Chiều 7-9, phiên tòa xét xử sơ thẩm 29 bị cáo trong vụ án "Giết người", "Chống người thi hành công vụ", đổ xăng thiêu chết 3 cán bộ, chiến sĩ công an ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội tiếp tục với phần xét hỏi.

Mở đầu phiên toà, bị cáo Bùi Viết Hiểu, một trong những người bị cáo buộc có vai trò cầm đầu, phản đối nội dung của cáo trạng liên quan đến nguồn gốc đất tại xã Đồng Tâm. Việc thành lập "tổ đồng thuận" là để chống tham nhũng chứ không có tính chất chống đối chính quyền hay phá hoại gì. "Năm 2018, bị cáo thấy mệt mỏi quá, con bị cáo khuyên không theo tổ đồng thuận nữa. Tuy nhiên, ông Lê Đình Kình nói đã đâm lao thì theo lao đi"- bị cáo khai.

Ngoài ra, bị cáo cũng khai tối 8-1, bị cáo ở trong nhà ông Lê Đình Kình để "lánh nạn do lo sợ xã hội đen bắt cóc". Khi thấy lực lượng công an, bị cáo có ném 2 chai bom xăng vào và sau đó không biết gì nữa.

Tại phiên toà, bị cáo Lê Đình Công khai bị cáo chuẩn bị lựu đạn, bom xăng, dao phóng lợn từ tháng 12-2019 nhằm mục đích giữ đất. Bị cáo cùng với Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Văn Tuyển bàn bạc chỉ đạo Nguyễn Quốc Tiến mua lựu đạn.

Về nguồn tiền mua lựu đạn, bị cáo Lê Đình Công khai đây là số tiền vận động người dân Đồng Tâm đóng góp được hơn 48 triệu đồng để thuê luật sư bảo vệ pháp lý cho người dân Đồng Tâm. Số tiền này đã đưa cho luật sư 25 triệu đồng, số tiền còn lại để mua lựu đạn. "Số tiền còn lại là của bị cáo cùng Nguyễn Văn Tuyển, Nguyễn Quốc Tiến, Lê Đình Quang và Bùi Văn Tiến mỗi người đóng góp 1 triệu đồng. Ngoài ra, bị cáo đi xin mọi người xin kinh phí để giữ đất"- bị cáo khai.

Ngắt lời bị cáo, chủ toạ Trương Việt Toàn hỏi vặn lại: "Tại sao giữ đất là phải dùng đến lựu đạn?".

Trả lời câu hỏi này, bị cáo Lê Đình Công cho biết các bị đã bàn bạc nếu lực lượng chức năng về xây dựng trên đất Đồng Sênh, bị cáo sẽ cùng Bùi Viết Hiểu yêu cầu cơ quan chức năng ngoài quyết định thu hồi đất hơn 47 ha ra còn phải đưa ra quyết định thu hồi đất đúng quy định và đúng thẩm quyền của pháp luật. Nếu không đưa ra được, cố tình xây dựng bước đầu sẽ dùng gạch đá để ngăn chặn, sau sẽ là bom xăng và lựu đạn.

Khai về rạng sáng 9-1, Lê Đình Công cho biết bị cáo đã sử dụng ném 1 viên đá và 1 chai bom xăng cùng 1 quả lựu đạn. Tuy nhiên, thực tế bị cáo đã không rút chốt mà để cả chốt ném vì mục đích răn đe, chứ không phải để cho nổ. "Vì khi bàn là chỉ sử dụng lựu đạn khi giữ đất, không được sử dụng mục đích nào khác"- bị cáo Công khai.

Nói thêm về hành vi của mình, bị cáo Lê Đình Công cho biết sau khi biết được sự hy sinh của 3 chiến sĩ công an, bị cáo hết sức hối hận. "Tại phiên toà này, bị cáo xin gửi lời xin lỗi đến 3 gia đình đồng chí cán bộ đã hy sinh và mong 3 gia đình tha thứ cho các bị cáo. Bị cáo đã nhận ra sai phạm của mình, thành khẩn với cơ quan điều tra mong muốn nhận được sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước và pháp luật"- bị cáo nói.

Bị cáo Nguyễn Văn Tuyển khai bị cáo đã nhận thức hành vi sai trái của mình vì đã nghe theo ông Lê Đình Kình. Bị cáo xin Đảng và Nhà nước, HĐXX xem xét cho bị cáo hình phạt nhẹ nhất, bị cáo là người tàn tật không làm được gì cả, phải nuôi mẹ già, vợ thường xuyên phải đi viện, con nhỏ cuộc sống rất khó khăn.

Theo cáo trạng truy tố, đầu tháng 1-2020, khi biết lực lượng Công an TP Hà Nội sẽ về xã Đồng Tâm, Lê Đình Kình đã cùng nhiều đối tượng tổ chức họp tại nhà vào các ngày 6, 7 và 8-1-2020 để chỉ đạo chống đối, sát hại lực lượng công an. Chiều 8-1-2020, theo chỉ đạo của Lê Đình Kình, Công yêu cầu đồng bọn mang các hung khí gồm tuýp sắt gắn dao bầu, gắn liềm, bom xăng, các bao chứa gạch đá tập trung tại nhà Lê Đình Kình để tấn công lực lượng công an.

Rạng sáng 9-1-2020, khi lực lượng công an đến chốt tại cổng làng thôn Hoành, xã Đồng Tâm (cách nhà Kình khoảng 50 mét) để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch thì Bùi Văn Niên và Lê Đình Quân đánh kẻng báo động. Các đối tượng liên quan lập tức dùng gạch đá, bom xăng, dao bầu tấn công lực lượng công an, khiến cho 3 cán bộ, chiến sĩ công an là Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy, Dương Đức Hoàng Quân bị rơi xuống hố ở gần nhà Lê Đình Kình.

Lúc đó, Chức bảo Doanh đổ xăng từ can ra chậu để đối tượng đổ xuống hố nơi các cán bộ, chiến sĩ Thịnh, Huy và Quân rơi xuống và châm lửa đốt. Hậu quả là cả 3 cán bộ, chiến sĩ công an này tử vong do ngạt khí và bị thiêu cháy.

Thời điểm này, tổ công tác phát hiện Lê Đình Kình tay cầm 1 quả lựu đạn và hô hào chống đối nên đã dùng súng tiêu diệt.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Truy tố hai nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cùng 5 đồng phạm Ngày 27/2, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có cáo trạng truy tố hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Cùng bị truy tố về tội danh này còn có 5 bị can khác là nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Công Thiên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Mông Điệp, Võ Tấn Thái; nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dẽ và nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (QLDĐ) Trần Văn Hùng. Hành vi vi phạm của 7 bị can nêu trên xảy ra tại dự án khu du lịch sinh thái tâm linh (STTL) Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi (BTSN) Vĩnh Trung trên núi Chín Khúc nằm ở phía Tây TP Nha Trang liên quan đến việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ), cấp giấy chứng nhận quyền (CNQSDĐ). Từ sai phạm tại dự án Cửu Long Sơn Tự Theo...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...