Chuyển đến nội dung chính

Tỉnh táo với thủ đoạn giả danh trang điện tử, mạng xã hội phát tán thông tin sai sự thật, chống phá Nhà nước

 

Tỉnh táo với thủ đoạn giả danh trang điện tử, mạng xã hội phát tán thông tin sai sự thật, chống phá Nhà nước

Xuyên tạc, bịa đặt, đổi trắng thay đen, dựng hiện trường giả, đưa tin lập lờ nhằm gây thực - hư lẫn lộn... vốn là thủ đoạn của kẻ bất lương. Trong “thế giới phẳng”, những kẻ chủ mưu của “diễn biến hòa bình” tận dụng ưu thế để cổ súy cho cái gọi là “tự do báo chí”, “tự do Internet” để mở hướng tấn công mới, chống phá đất nước. Trong đó, tạo lập các trang thông tin điện tử giả danh các cơ quan của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang để đánh lừa nhận thức của độc giả, tung các tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội là một trong những thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt cần được nhận diện và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng có liên quan. 

Internet lần đầu tiên xuất hiện cách đây 24 năm, để chia sẻ thông tin các website đã ra đời. Đến nay, đã có nhiều kiểu website khác nhau nhưng website tin tức vẫn là kiểu webside không thể thiếu trên môi trường Internet. Trong đó, website tin tức được chia làm 3 loại: Trang tin điện tử, báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp.

Pháp luật Việt Nam quy định chi tiết, cụ thể về báo điện tử, trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, như: Luật Công nghệ thông tin ban hành ngày 12/12/2017; Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet; Thông tư số 06/2019/TT-BTTTT ngày 19/7/2019 sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Những văn bản pháp luật này đã quy định: Các trang thông tin điện tử chính thống phải sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”. Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là tên miền cấp 3 có dạng: tenbonganh.gov.vn; mỗi cơ quan có 1 tên miền là tên cơ quan viết tắt bằng tiếng Việt không dấu, 1 tên miền là tên cơ quan viết tắt bằng tiếng Anh theo quy định của Bộ Ngoại giao.

Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Trang thông tin điện tử phải có các nguồn tin chính thống, đặc biệt là tin tức chính trị, luật pháp của Việt Nam được đăng, phát trên báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp phép hoặc trên các trang thông tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước với “nhận diện” là sử dụng tên miền “.vn”. Đặc biệt, Điều 23b Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 quy định trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng ít nhất 1 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam; không phải là tên miền có các cụm từ dễ gây nhầm lẫn là trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội nếu chủ thể đăng ký sử dụng không phải đối tượng được cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép thiết lập mạng xã hội theo quy định của pháp luật. Như vậy, các trang thông tin điện tử có các tên miền “.com, .net, .org, .info và .biz” đều là các trang thông tin không chính thống, đều là mạo danh các cơ quan hoặc cá nhân nhất định.

Tính đến ngày 31/8/2019, tại Việt Nam có 2.722 trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp giấy phép hoạt động báo chí, trong đó 543 trang do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp, 2.179 trang do Sở Thông tin và Truyền thông và một số sở khác của các tỉnh, thành phố cấp.

Trong thời gian qua, đã xuất hiện các trang giả mạo trang thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước đưa các thông tin thất thiệt, sai sự thật, lái dư luận theo chủ đích khác nhau… Điển hình là: Sự việc trên mạng xã hội Facebook xuất hiện địa chỉ Fanpage giả mạo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, với ID “Cổng-Thông-tin-Điện-tử-tỉnh-Cà-Mau-342231699982890”; giả mạo Ban Tuyên giáo Trung ương để thông tin về các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn nước mắm; tạo website “http://113113vn.com, địa chỉ IP 45.76.234.141” mạo danh Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Công an TP. Đà Nẵng và Công an TP. Hà Nội để cài mã độc nhằm đánh cắp dữ liệu thiết bị di động, máy tính người dùng để đọc trộm tin nhắn, giám sát cuộc gọi. Gần đây, nổi lên 2 trang thông tin điện tử giả mạo Quân đội nhân dân có địa chỉ đường link là: “https://www.quandoinhandan.org” và “https://qdndvn.net”, khi độc giả truy cập sẽ xuất hiện những thông tin không đúng sự thật hoặc một thông tin nào đó được đối tượng chủ mưu tạo ra theo mục đích riêng được định trước. Các cơ quan chức năng đã phát hiện được: 193 tài khoản giả mạo, 159 tài khoản thường xuyên có nội dung thông tin nói xấu, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo cao cấp và tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Những tài khoản này ngày đêm tán phát tin giả, tin xấu độc, lèo lái định hướng nhận thức và hành động của người đọc, dẫn đến “vết đen” mạng xã hội, như thống kê về hành vi của con người trên mạng xã hội: Hành vi nói xấu, phỉ báng (chiếm 61,7%), vu khống, bịa đặt (46,6%), kỳ thị dân tộc, tầng lớp xã hội (37,01%), kỳ thị giới tính (29,03%), kỳ thị khuyết tật (21,76%), kỳ thị tôn giáo (15,09%)...

Xét về bản chất, đây vẫn là phương thức các thế lực thù địch, phản động nhằm thực hiện âm mưu chia rẽ, gây nghi ngờ và từng bước làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Nhưng, xét về thủ đoạn, đây là một trong những thủ đoạn mới, tung hỏa mù cực kỳ tinh vi, xảo quyệt. Với những thông tin trên, có thể nhiều người biết rõ sự việc, sẽ cho rằng, đó chỉ là những tin bịa đặt, song trong đầu, đã có vết mờ của sự nghi ngờ, hư hư thực thực. Với những người trung dung thì thông tin trên càng làm cho niềm tin thêm rạn nứt, đứt gãy. Với thành phần đã đánh mất bản lĩnh, đánh mất niềm tin, bất mãn, thoái hóa biến chất, những thông tin của các thế lực thù địch, phản động tung ra sẽ trở thành cái “cọc” để ra sức tuyên truyền, lôi kéo, lấy làm minh chứng cho những tồn tại, yếu kém của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo, quản lý xã hội.

Đảng ta đang có những bước chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIII, cuộc đấu tranh chống tham nhũng, làm trong sạch nội bộ ngày càng diễn biến phức tạp. Công cuộc cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ kiến tạo đang gặp những khó khăn nhất định. Đời sống văn hóa, an sinh, xã hội cũng có nhiều việc phải bổ sung, hoàn thiện. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch, phản động sẽ không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để chống phá. Chúng không chỉ tiếp tục thực hiện các âm mưu từng bước làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước, gây mất đoàn kết, tạo hoài nghi trong nội bộ và nhân dân, mà còn âm mưu tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo xã hội của Đảng. Âm mưu không thay đổi, song, chúng sẽ không ngừng làm mới các thủ đoạn, hình thức, phương cách để đẩy mạnh, đẩy nhanh chiến lược chống phá qua các hoạt động công khai, bí mật, bán bí mật như “tung hỏa mù”, “lộng giả thành chân” hiện nay đang áp dụng.

Nhận thức rõ bản chất, hiểu sâu sắc âm mưu, nhận diện chính xác các thủ đoạn, không chỉ làm rõ được mục đích, mà còn để thấy sự tinh vi, xảo quyệt của các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối thành quả cách mạng của Đảng và công cuộc đổi mới của đất nước ta. Từ đó, định hướng cho mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân trong cuộc chiến đấu tranh tư tưởng “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” trong chính mỗi tổ chức và cá nhân hiện nay./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Truy tố hai nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cùng 5 đồng phạm Ngày 27/2, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có cáo trạng truy tố hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Cùng bị truy tố về tội danh này còn có 5 bị can khác là nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Công Thiên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Mông Điệp, Võ Tấn Thái; nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dẽ và nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (QLDĐ) Trần Văn Hùng. Hành vi vi phạm của 7 bị can nêu trên xảy ra tại dự án khu du lịch sinh thái tâm linh (STTL) Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi (BTSN) Vĩnh Trung trên núi Chín Khúc nằm ở phía Tây TP Nha Trang liên quan đến việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ), cấp giấy chứng nhận quyền (CNQSDĐ). Từ sai phạm tại dự án Cửu Long Sơn Tự Theo...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...