<=== GÓC CẢNH GIÁC ===>
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hiện nay vẫn đang là vấn đề nhức nhối, gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình đấu tranh với loại tội phạm này, chúng chủ yếu sử dụng các thủ đoạn:
1. Giả danh chủ tài khoản, nhắn tin cho bị hại để vay tiền hoặc nhờ chuyển tiền giúp vì lý do vướng mắc chưa thể trực tiếp chuyển khoản được.
2. Giả danh người nước ngoài kết bạn làm quen và nhắn tin cho bị hại hứa sẽ chuyển quà hoặc Ngoại tệ như: USD, EURO... về Việt Nam. Sau đó tiếp tục giả danh nhân viên sân bay, bưu điện, hải quan thông báo và yêu cầu người nhận chuyển tiền đóng cước, thuế hoặc chi phí thông quan mới được nhận quà.
3. Sử dụng tài khoản Mạng xã hội Zalo, Facebook..... có giao diện giống các công ty, tập đoàn kinh doanh, nhắn tin đến các tài khoản cá nhân thông báo trúng thưởng và yêu cầu bị hại nộp tiền lệ phí để nhận thưởng.
4. Giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện đe dọa các cá nhân, thông báo họ đang liên quan đến việc VPPL, yêu cầu cung cấp số tài khoản hoặc chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng để phục vụ điều tra, khi nào kết thúc sẽ trả lại và không được tiết lộ cho người khác để đảm bảo an toàn tính mạng.
5. Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 các đối tượng đăng tin giao bán các mặt hàng trên facebook, zalo... như: Khẩu trang, dầu tràm.... khi khách đặt mua hàng với số lượng lớn, đối tượng yêu cầu cung cấp địa chỉ nhận hàng và chuyển tiền đặt cọc vào số tài khoản được cung cấp để chiếm đoạt.
6. Giả mạo cán bộ ngân hàng gọi điện hoặc nhắn tin cho bị hại thông báo có giao dịch chuyển tiền vào tài khoản nhưng bị treo và yêu cầu cung cấp thông tin đăng nhập, mật khẩu dịch vụ Internet Banking và mã OTP để nhận tiền. Thực hiện rút tiền, chuyển tiền vào tài khoản hoặc thanh toán hóa đơn để chiếm đoạt.
7. Giả mạo, giả danh người thân nhắn tin cho bị hại và yêu cầu bị hại chuyển tiền để giải quyết công việc.....
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hiện nay vẫn đang là vấn đề nhức nhối, gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình đấu tranh với loại tội phạm này, chúng chủ yếu sử dụng các thủ đoạn:
1. Giả danh chủ tài khoản, nhắn tin cho bị hại để vay tiền hoặc nhờ chuyển tiền giúp vì lý do vướng mắc chưa thể trực tiếp chuyển khoản được.
2. Giả danh người nước ngoài kết bạn làm quen và nhắn tin cho bị hại hứa sẽ chuyển quà hoặc Ngoại tệ như: USD, EURO... về Việt Nam. Sau đó tiếp tục giả danh nhân viên sân bay, bưu điện, hải quan thông báo và yêu cầu người nhận chuyển tiền đóng cước, thuế hoặc chi phí thông quan mới được nhận quà.
3. Sử dụng tài khoản Mạng xã hội Zalo, Facebook..... có giao diện giống các công ty, tập đoàn kinh doanh, nhắn tin đến các tài khoản cá nhân thông báo trúng thưởng và yêu cầu bị hại nộp tiền lệ phí để nhận thưởng.
4. Giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện đe dọa các cá nhân, thông báo họ đang liên quan đến việc VPPL, yêu cầu cung cấp số tài khoản hoặc chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng để phục vụ điều tra, khi nào kết thúc sẽ trả lại và không được tiết lộ cho người khác để đảm bảo an toàn tính mạng.
5. Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 các đối tượng đăng tin giao bán các mặt hàng trên facebook, zalo... như: Khẩu trang, dầu tràm.... khi khách đặt mua hàng với số lượng lớn, đối tượng yêu cầu cung cấp địa chỉ nhận hàng và chuyển tiền đặt cọc vào số tài khoản được cung cấp để chiếm đoạt.
6. Giả mạo cán bộ ngân hàng gọi điện hoặc nhắn tin cho bị hại thông báo có giao dịch chuyển tiền vào tài khoản nhưng bị treo và yêu cầu cung cấp thông tin đăng nhập, mật khẩu dịch vụ Internet Banking và mã OTP để nhận tiền. Thực hiện rút tiền, chuyển tiền vào tài khoản hoặc thanh toán hóa đơn để chiếm đoạt.
7. Giả mạo, giả danh người thân nhắn tin cho bị hại và yêu cầu bị hại chuyển tiền để giải quyết công việc.....
Nhận xét
Đăng nhận xét