Chuyển đến nội dung chính

VÌ SAO VIỆT NAM ĐƯỢC CHỌN ĐỐI THOẠI CÙNG "BỘ TỨ KIM CƯƠNG"?

VÌ SAO VIỆT NAM ĐƯỢC CHỌN ĐỐI THOẠI CÙNG "BỘ TỨ KIM CƯƠNG"?
Mấy hôm nay, dân cư mạng Việt Nam hết sức sôi nổi và tự hào khi Việt Nam được mời đối thoại cùng Bộ tứ Kim cương (Mỹ, Nhật, Úc, Ấn). Có vẻ mọi người đều cho rằng đây là một cơ hội trời ban dành cho Đông Lào và cũng thành quả xứng đáng cho mấy năm phát triển về mọi mặt của Đất nước.
Tuy nhiên mọi việc không đơn giản đến vậy, cái gọi là QUAD+ (thứ bị bỏ xó chục năm trời ) thực sự là gì trong tham vọng của các cường quốc, nhất là Mỹ và Việt Nam đóng vai trò gì, cần làm gì để tối đa hóa lợi ích, tổi thiểu hóa mặt tiêu cực? Chúng mình xin mạn phép đưa ra một series để bình luận và phân tích nhiều mặt của vấn đề này!
1 – NGUỒN GỐC, SỨC MẠNH VÀ MỤC TIÊU CỦA QUAD+
Đầu tiên có một điều thú vị khi nói về QUAD+ chủ xướng của nó là Nhật Bản, nước này hi vọng thiết lập một cơ chế kinh tế xuyên Thái Bình Dương với tham vọng trở thành “HẠT NHÂN“ của Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm đối phó với đường lối “Biên giới mềm” của Trung Quốc và sự Trỗi dậy Hòa bình của anh bạn béo này! Ấy thế mà, bẵng đi một thời gian với khủng hoảng kinh tế 2009 và những hoạt động xứng đáng nhận giải Nobel của Obama mà QUAD+ đã bị bỏ xó.
Và đến gần đây, cú tát từ Covid 19 khiến Mỹ và Nhật phải bừng tỉnh và khởi động lại chương trình này. Với mục tiêu và quyết tâm rất lớn Mỹ thực sự muốn “Đì” Trung Quốc tới cùng. Chiến lược của Mỹ là củng cố “Hành lang Ấn Độ Dương” để bao vây Trung Quốc từ Biển Đông tới Tây Ấn Độ Dương và “hành lang Tây Thái Bình Dương” từ Nhật bản qua Hàn Quốc, qua Biển Đông xuống Australia và New Zealand. Đó chính là hành động trên thực tế của Học thuyết liên khu vực Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương” do Donald Trump chủ xướng.
2 – VẬY TẠI SAO LẠI CHỌN VIỆT NAM?
Khi mà thông tin Mỹ mời Việt Nam tham gia hội đàm cùng QUAD+ có khá nhiều câu hỏi từ chính các đồng minh của Mỹ hay các nước Đông Nam Á có nền kinh tế lớn hơn Việt Nam!? Những Thái, Phil, Mã Lai ném đi đâu? Thực sự, có rất nhiều lý do có thể kể ra .
Việt Nam đang thể hiện một phong độ cực cao và tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh tế! Với dân số 96 triệu dân, 65 triệu dân trong độ tuổi lao động, tay nghề đang được cải thiện hơn rất nhiều nếu so với Philipin hay Indonesia. Chính phủ lại luôn có những thay đổi linh hoạt về chính sách (như chính sách dân số, lập gia đình, chính sách về thuế và FDI) để đảm bảo nguồn lao động ổn định trong tương lai và ưu đãi cho doanh nghiệp FDI. Và không bị Hoa kiều kiểm soát kinh tế nếu so với Malaysia hay Thái Lan . Rất sẵn sàng cho một cuộc dịch chuyển khổng lồ!
Vị trí cũng vô cùng thuận lợi khi là cầu nối từ phần lục địa Châu Á ra vùng biển Quốc tế . Như bài phân tích về việc tăng cường phát triển và đầu tư vào Myanmar lần trước đã đề cập đến tham vọng của Việt Nam trong việc xây dựng một hệ thống kinh tế có tính thống nhất cao lấy Việt Nam làm trung tâm, nối liền các nền kinh tế lớn của Châu Á và thế giới.
Hơn nữa, ngoại giao lại là điểm mạnh của Việt Nam khi các đối tác chiến lược, toàn diện của Việt Nam toàn tai to mặt lớn như EU, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc. Rất cứng rắn trong vấn đề Biển Đông những vẫn giữ được hòa hảo tốt với anh Béo.Lại nắm giữ nhiều vai trò lớn từ cấp Thế giới đến cấp Ao làng!
Từ những phân tích trên kèm những thông tin có sẵn về cuộc hội đàm này như Chống dịch Covid 19 và DỊCH CHUYỂN CHUỖI CUNG ỨNG (chắc chả ai dịch chuyển về Hàn và Newzealand đâu) thì Việt Nam có thể sẽ nắm vai trò trung tâm và có tiếng nói lớn trong QUAD+!
Hãy chờ xem, Việt Nam sẽ làm gì!? Và... nói không ngoa thì Việt Nam như là một thiếu nữ tuyệt đẹp khiến nước nào cũng muốn cắm “dùi” nhưng lại rất thận trọng vì quyền lợi quốc gia!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Truy tố hai nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cùng 5 đồng phạm Ngày 27/2, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có cáo trạng truy tố hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Cùng bị truy tố về tội danh này còn có 5 bị can khác là nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Công Thiên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Mông Điệp, Võ Tấn Thái; nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dẽ và nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (QLDĐ) Trần Văn Hùng. Hành vi vi phạm của 7 bị can nêu trên xảy ra tại dự án khu du lịch sinh thái tâm linh (STTL) Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi (BTSN) Vĩnh Trung trên núi Chín Khúc nằm ở phía Tây TP Nha Trang liên quan đến việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ), cấp giấy chứng nhận quyền (CNQSDĐ). Từ sai phạm tại dự án Cửu Long Sơn Tự Theo...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...