Chuyển đến nội dung chính

Hội đồng Bảo an LHQ thảo luận vấn đề ổn định không gian mạng

Hội đồng Bảo an LHQ thảo luận vấn đề ổn định không gian mạng


(ĐCSVN) - Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ cho biết, Việt Nam ủng hộ xây dựng môi trường mạng an toàn, thân thiện, cởi mở và ổn định, đáp ứng nhu cầu và lợi ích chính đáng của các nước, người dân, đóng góp vào duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; khẳng định luật pháp quốc tế, bao gồm các nguyên tắc cơ bản, được áp dụng trong không gian mạng; sự hợp tác giữa các quốc gia và giữa quốc gia với khu vực tư nhân là cần thiết, nhưng cần dựa trên nhu cầu và yêu cầu của nước liên quan.

Đại sứ Đặng Đình Quý phát biểu tại cuộc họp. 
Sáng ngày 22/5/2020, Estonia - nước Chủ tịch luân phiên tháng 5/2020 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), cùng với Bỉ, CH Dominicana, Indonesia, Kenya đã tổ chức cuộc họp trực tuyến theo thể thức Arria về chủ đề Ổn định không gian mạng, ngăn ngừa xung đột và tăng cường năng lực. Tham dự cuộc họp có khoảng 50 nước, trong đó có Thủ tướng Estonia phát biểu khai mạc, các Ngoại trưởng Latvia, Lithuania, Ukraine, các Đại sứ, đại diện các nước thành viên HĐBA và LHQ tại New York và từ Thủ đô các nước.
Bà Nakamitsu Izumi, Phó Tổng Thư ký (PTTK) LHQ phụ trách các vấn đề giải trừ quân bị, bày tỏ quan ngại các cuộc tấn công vào hệ thống và dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ thông tin có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID19, trung bình cứ 39 giây lại có một cuộc tấn công. Bà nhận định các quốc gia thành viên LHQ đã đạt nhiều tiến triển trong xây dựng khuôn khổ pháp lý về hoạt động công nghệ thông tin, có sự đồng thuận ủng hộ các quy tắc tự nguyện điều chỉnh hành vi quốc gia trong môi trường mạng, biện pháp xây dựng lòng tin và tăng cường năng lực. PTTK cho rằng khuôn khổ toàn cầu về an ninh mạng còn “sơ khai”, các chính phủ cần phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy hiểu biết chung, chia sẻ kinh nghiệm, điều phối tốt các nguồn lực, nhằm hướng tới thực hiện “một thế giới, một mạng lưới, một tầm nhìn”. Ông David Koh, Giám đốc điều hành Cơ quan an ninh mạng Singapore, cho rằng khủng hoảng mạng không chỉ gây thiệt hại trực tiếp về kinh tế, mà còn làm giảm lòng tin của người dân vào cơ quan quản lý, giảm lòng tin giữa các quốc gia; khẳng định yêu cầu bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin cơ bản; cho biết tăng cường năng lực về an ninh mạng là ưu tiên của Singapore trong hợp tác ASEAN cũng như hợp tác với các nước. Ông Jame Lewis, Phó Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược, cho rằng nhiều nội hàm và việc áp dụng luật pháp quốc tế trong môi trường mạng còn chưa rõ ràng, cần tiếp tục làm rõ.
Ý kiến của các nước tập trung nhấn mạnh yêu cầu xây dựng không gian mạng hòa bình, an toàn, an ninh, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương LHQ, kêu gọi tăng cường biện pháp xây dựng năng lực sử dụng, quản trị không gian mạng, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm quốc gia về bảo vệ không gian mạng.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ cho biết, Việt Nam ủng hộ xây dựng môi trường mạng an toàn, thân thiện, cởi mở và ổn định, đáp ứng nhu cầu và lợi ích chính đáng của các nước, người dân, đóng góp vào duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; khẳng định luật pháp quốc tế, bao gồm các nguyên tắc cơ bản, được áp dụng trong không gian mạng; sự hợp tác giữa các quốc gia và giữa quốc gia với khu vực tư nhân là cần thiết, nhưng cần dựa trên nhu cầu và yêu cầu của nước liên quan. Đại sứ Đặng Đình Quý chia sẻ an ninh không gian mạng, hợp tác xây dựng năng lực và khả năng ứng phó với sự cố mạng là một trong các ưu tiên hoạt động của ASEAN; trong năm 2020, Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN đã tổ chức thành công, an toàn hai Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về COVID-19.
* Cuộc họp theo thể thức Arria là một hình thức họp của Hội đồng Bảo an, có sự tham gia của các nước thành viên HĐBA và LHQ, các tổ chức quốc tế.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Nhận diện mưu đồ chống phá đất nước núp bóng “công đoàn độc lập” Những năm gần đây, để thực hiện mưu đồ đen tối, các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu ra sức gia tăng hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi lên là vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền và người lao động. Lợi dụng quy định của pháp luật cho phép thành lập tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, những đối tượng cơ hội chính trị dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn lôi kéo, kích động công nhân và người lao động tăng cường các hoạt động bất hợp tác với người sử dụng lao động, đòi thành lập cái gọi là “công đoàn độc lập” nhằm mưu đồ hình thành tổ chức chính trị đối lập để chống phá Đảng, Nhà nước, gây mất an ninh xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Thủ đoạn ráo riết của các thế lực thù địch thực hiện thời gian qua là ra sức tuyên truyền tô vẽ để đề cao các tổ chức xưng danh “công đoàn độc lập Việt Nam để bảo vệ...
  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, v...
  Chung sức đồng lòng vì lợi ích của đất nước và dân tộc Trải qua 94 năm hình thành và phát triển, những kết quả đã đạt được trong thực tiễn tiếp tục khẳng định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với vai trò là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; tổ chức nòng cốt trong phát huy truyền thống, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cầu nối quan trọng của Ðảng, chính quyền với nhân dân; phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong đời sống xã hội; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Thứ ba, ngày 22/10/2024 - 05:29 Các đại biểu trao đổi bên lề Ðại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X. (Ảnh ÐĂNG ANH) Với chủ đề "Ðoàn kết-Dân chủ-Ðổi mới-Sáng tạo-Phát triển", Ðại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Mặt trận) lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 diễn ra từ ngày 16-18/10 tại Hà Nội đã hoàn thành nhiệm vụ đặt ra và thành công tốt đẹp. 1.052 đại biểu, đại diện...