Chuyển đến nội dung chính
Vladimir Ilyich Lenin (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm tiếng Việt: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin, có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924; là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx và Friedrich Engels. Ông là người đứng đầu chính phủ của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga từ năm 1917 đến năm 1924 và của Liên Xô từ năm 1922 đến năm 1924. Là một nhà lý luận chính trị lỗi lạc, một người theo chủ nghĩa cộng sản, ông đã phát triển thành công một biến thể của chủ nghĩa Marx (Marxism) được gọi là chủ nghĩa Lenin (Leninism).
Ông sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu ở thành phố Simbirsk, Lenin đã đón nhận quan điểm chính trị cách mạng xã hội chủ nghĩa sau vụ xử tử anh trai ông năm 1887. Bị đuổi khỏi trường Đại học hoàng gia Kazan vì tham gia vào những phong trào chống lại chính phủ Sa hoàng của Đế quốc Nga, ông dành những năm sau đó học ngành luật. Lenin tới Saint Petersburg vào năm 1853 và trở thành một thành viên Marxist cao cấp. Trong năm 1897, Lenin bị bắt vì hoạt động chống chính phủ Sa hoàng và bị lưu đày tới Shushenskoye trong 3 năm, nơi ông kết hôn với Nadezhda Krupskaya. Sau cuộc lưu đày, Lenin di chuyển tới Tây Âu, nơi ông trở thành một nhà lí luận nổi bật trong Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga. Trong năm 1903, ông đóng một vai trò quan trọng trong sự chia tách Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga, lãnh đạo nhóm Bolshevik chống lại nhóm Menshevik do Julius Martov lãnh đạo. Lenin khuyến khích các cuộc nổi dậy trong thời gian sau cuộc Cách mạng Nga 1905, ông sau đó tham gia vận động các phong trào cách mạng vô sản rộng khắp châu Âu trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất, điều mà một người theo chủ nghĩa Marx như ông tin sẽ là nguyên nhân cho sự lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa và thay thế nó với chế độ xã hội chủ nghĩa. Sau năm 1917, Cách mạng tháng Hai đã lật đổ Sa hoàng và thành lập Chính phủ lâm thời, ông trở về Nga và đóng vai trò lãnh đạo trong Cách mạng tháng Mười Nga, kết quả là những người Bolsheviks giành chiến thắng và thiết lập một nhà nước mới tại nước Nga lúc đó.
Chính phủ Bolshevik ban đầu hợp tác với Đảng Cánh tả Cách mạng Xã hội chủ nghĩa, được bầu bởi các đại biểu Xô-viết và một Hội đồng Lập hiến đa đảng, mặc dù cho đến năm 1918 đã tập trung quyền lực trong Đảng Cộng sản mới. Chính quyền của Lenin phân phối lại ruộng đất cho nông dân nghèo và quốc hữu hóa các ngân hàng cũng như các ngành công nghiệp với quy mô lớn. Nước Nga rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất bằng việc kí kết một hiệp ước nhượng bộ một phần lãnh thổ đối với Liên minh Trung Tâm (phe Đức, Áo-Hung...), và vận động thúc đẩy cách mạng thế giới thông qua Quốc tế cộng sản. Chính quyền của ông đã đánh bại các đội quân chống Bolshevik (gọi chung là Bạch Vệ) và các lực lượng quân đội nước ngoài can thiệp (Mỹ, Anh, Đức, Nhật...) trong cuộc Nội chiến Nga từ 1917 đến 1922 và tham gia cuộc chiến tranh Nga - Ba Lan 1919-1921. Nhằm khắc phục sự tàn nặng nề do chiến tranh, nạn đói, và những cuộc nổi dậy của người dân, năm 1921 Lenin khuyến khích nền kinh tế phát triển thông qua chính sách kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - chính sách kinh tế mới, chính sách này thu được kết quả tốt và giúp đất nước ổn định và phát triển. Một vài quốc gia thuộc Đế quốc Nga cũ đã giành độc lập sau năm 1917, nhưng 3 năm sau được tái thống nhất vào Liên bang Xô viết mới trong năm 1922. Cũng trong năm đó, sức khỏe của Lenin suy yếu, ông mất tại Gorki vào năm 1924, Joseph Stalin kế nhiệm ông trở thành nhân vật lãnh đạo tối cao trong chính phủ Xô viết.
Được xem là một trong những nhân vật quan trọng và ảnh hưởng nhất của thế kỉ 20, Ông trở thành một biểu tượng tư tưởng, gắn liền với Chủ nghĩa Marx-Lenin mở ra trang sử mới cho cách mạng vô sản thế giới. Ông là một nhà cách mạng đã thiết lập nên nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử, ủng hộ bình đẳng và phúc lợi xã hội cho toàn dân, mưu cầu quyền lợi cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc và thực thi quyền bình đẳng giữa các sắc tộc, ông là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Ông được tạp chí Time đánh giá là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới trong thế kỷ 20[4]. Ngày nay ở Nga có 2 tỉnh và 1 thành phố được đặt theo tên ông (tỉnh Leningrad Oblast và tỉnh/thành phố Ulyanovsk).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về công tác phòng ngừa vi
  Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là sự thật không thể phủ nhận! (TG) - Ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tự do tín ngưỡng, tôn giáo là 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người nhấn mạnh:  “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết” . Điều này tiếp tục được hiến định trong các bản Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Ảnh minh họa TÔN GIÁO LÀ MỘT THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
  Đừng tát nước theo mưa Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê. Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệp với thông ti