Chuyển đến nội dung chính

Vụ Đồng Tâm: VỀ ĐỐI TƯỢNG LÊ ĐÌNH MỲ

Vụ Đồng Tâm: VỀ ĐỐI TƯỢNG LÊ ĐÌNH MỲ

Lê Đình Mỳ, còn gọi là Mỳ Son, là cánh tay đắc lực của đám khủng bố Đồng Tâm do Lê Đình Kình cầm đầu

Nhắc đến "tổ Đồng Thuận" ở Đồng Tâm, ngoài việc nhắc đến Lê Đình Kình, Lê Đình Uy, Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến, Bùi Văn Tiến, Trần Thị Phượng, Nguyễn Văn Tuyển... thì không thể không nhắc đến Lê Đình Mỳ.

Dù là con liệt sĩ, nhưng Lê Đình Mỳ là kẻ cờ bạc, rượu chè và là một trong số những đối tượng thuộc diện hung hãn côn đồ nhất của cái gọi là "tổ Đồng Thuận". Mỳ chính là đối tượng cốt cán của "tổ Đồng Thuận" trực tiếp đe dọa đội ngũ cán bộ xã Đồng Tâm và khống chế những người dân nơi đây. Trong số những người có hành vi quá khích tại Đồng Tâm như Nguyễn Văn Tuyển, Nguyễn Văn Chung, Bùi Thị Nối, Đoàn Thị Dung, Trần Thị La….thì Lê Đình Mỳ là kẻ côn đồ, manh động vào bậc nhất. 

Khi Lê Đình Kình chưa bị tiêu diệt, nhóm của Lê Đình Công vẫn chưa bị bắt, Lê Đình Mỳ là kẻ tích cực nhất thực hiện mệnh lệnh của Lê Đình Kình, Lê Đình Công ngăn cản các đơn vị Bộ Quốc phòng xây dựng tường rào quanh sân bay Miếu Môn và đe dọa, uy hiếp những cán bộ, người dân có ý kiến không đồng tình với những hoạt động của “tổ Đồng Thuận”. 

Lê Đình Mỹ cùng với em gái mình là Lê Thị Loan là những đối tượng đi đầu tổ chức dựng lều trái phép trên đất quốc phòng, lôi kéo, tổ chức kích động đông người thường xuyên có mặt tại khu vực đất sân bay Miếu Môn, tích cực chuẩn bị gạch đá, bom xăng và một số vũ khí thô sơ khác… nhằm sử dụng chống lại quân đội và các lực lượng chức năng. Hình ảnh Lê Đình Mỳ hung hãn với con dao bên người, sẵn sàng gây sự với bất kỳ ai không nghe theo nhóm Lê Đình Kình luôn là nỗi khiếp sợ với người dân Đồng Tâm.

Điển hình là vào tối ngày 4/1/2020 Lê Đình Mỳ đã dùng dao đuổi chém, gây thương tích đối với ông Nguyễn Văn Viễn tại khu vực Đình làng thôn Hoành. Mỳ cho rằng ông Nguyễn Văn Viễn cùng với 14 hộ dân không nghe theo "tổ Đồng Thuận" để nhận tiền giải phóng mặt bằng, công khai phát biểu tố cáo hoạt động gây mất ANTT của bố con nhà Lê Đình Kình và một số đối tượng trong "tổ Đồng Thuận".

Ngày 24/11/2019 khi Thanh tra Chính phủ và UBND TP Hà Nội tổ chức đối thoại với người dân Đồng Tâm, chính Lê Đình Mỳ đã cầm dao uy hiếp và tuyên bố sẽ giết bất kể ai nếu dám lên dự buổi đối thoại. Mỳ cũng lẳng lặng tìm, chửi bới, đe dọa những người đã dám công khai phát biểu ủng hộ việc làm đúng đắn của chính quyền và lên án "tổ Đồng Thuận". 

Nếu nói về thủ đoạn, thì Lê Đình Mỳ là đối tượng cực kỳ gian manh. Khi thực hiện hành vì vi phạm pháp luật, gã thường chỉ hoạt động một mình và rất bất ngờ, khiến người bị đe dọa trở tay không kịp và vì thế việc ghi lại âm thanh, hình ảnh các hoạt động vi phạm của gã rất khó khăn. Trong các vụ việc nổi cộm, Lê Đình Mỳ thường không xuất hiện công khai, tránh bị các ống kính ghi lại.... Với thủ đoạn này, sau khi Lê Đình Kình bị tiêu diệt, nhóm của Lê Đình Công đã bị bắt thì Lê Đình Mỳ vẫn ung dung sống ngoài vòng pháp luật.

Tuy nhiên, "vải thưa không che được mắt thánh", hành động mờ ám gần đây của Lê Đình Mỳ không thể che được tai mắt của nhân dân. Kể từ khi Lê Đình Kình chết, số đối tượng khác bị bắt thì người dân đã phát hiện Lê Đình Mỳ thường lén lút xúi bẩy Dư Thị Thành (vợ Lê Đình Kình) bịa đặt, kể lể những câu chuyện "thấm đã nước mắt", xuyên tạc thực tế, vu cáo chính quyền khi tiếp xúc với những kẻ chống đối chính trị ở trong và ngoài nước. Điều tương tự cũng xảy ra với thân nhân của các đối tượng bị bắt trong vụ việc.

Một nguồn tin của Tre Làng (dấu tên) cho biết, thân nhân các đối tượng bị bắt nếu muốn nhận được tiền "hỗ trợ" của các cá nhân, tổ chức chống chính quyền ở trong và ngoài nước thì phải thông qua Mỳ, làm theo chỉ đạo của Mỳ. Những trường hợp không chấp nhận "hợp tác" với Mỳ sẽ bị chửi bới, cô lập trước cộng đồng và đe dọa sẽ bị bỏ rơi, bị xử lý. 

Một ví dụ điển hình là vào ngày 17/3/2020, khi có một đoàn luật sư về nhà Lê Đình Kình, Lê Đình Mỳ đã trực tiếp đe dọa thân nhân của Hoàng Thị Luận (đối tượng đã bị bắt giam) vì đã từ chối không chấp nhận luật sư do Mỳ gợi ý và cũng không đến nhà Dư Thị Thành để đón tiếp đoàn luật sư này. Lê Đình Mỳ cũng tuyên bố rằng, thân nhân nhà Hoàng Thị Luận sẽ không nhận được tiền hỗ trợ của các nhà "dân chủ hảo tâm".

Cho đến lúc này, nhiều người dân Đồng Tâm vẫn khẳng định, Lê Đình Mỳ vẫn là một trong số đối tượng nguy hiểm ở địa phương này và yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm đối tượng này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Truy tố hai nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cùng 5 đồng phạm Ngày 27/2, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có cáo trạng truy tố hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Cùng bị truy tố về tội danh này còn có 5 bị can khác là nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Công Thiên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Mông Điệp, Võ Tấn Thái; nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dẽ và nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (QLDĐ) Trần Văn Hùng. Hành vi vi phạm của 7 bị can nêu trên xảy ra tại dự án khu du lịch sinh thái tâm linh (STTL) Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi (BTSN) Vĩnh Trung trên núi Chín Khúc nằm ở phía Tây TP Nha Trang liên quan đến việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ), cấp giấy chứng nhận quyền (CNQSDĐ). Từ sai phạm tại dự án Cửu Long Sơn Tự Theo...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...