Chuyển đến nội dung chính
Nhận biết thông qua địa chỉ IP của website
(Hướng dẫn minh họa bằng website không phải của kho bạc nhà nước: www.blogkhobac.tk)
Bước 1: Hiện thị địa chỉ IP của website bằng cách: Vào cửa sổ cmd -> sử dụng lệnh Ping www.blogkhobac.tk -> hiện thị thông tin địa chỉ của website IP là: 195.20.41.221
Bước 2: Mở trình duyệt internet -> đăng nhập vào website www.location.net -> tại ô IP Location finder  -> nhập địa chỉ IP: 195.20.41.221-> IP Lookup 
Bước 3: Khoanh vùng, xác định vị trí đặt máy chủ thông qua: Thành phố (City), khu vực (Region), Quốc gia (Country), nhà cung cấp dịch vụ (ISP), kinh độ (Longitude), vĩ độ (Latitude) ...
Nhận biết bằng thông tin liên hệ, chứng thực
Tại mỗi website chính thống thông thường có các thông tin liên hệ tại cuối trang hoặc mục "Liên hệ" của website, gồm các thông tin như sau: Cơ quan chủ quản, giấy phép, địa chỉ, số điện thoại, email liên hệ,... Những website không chính thống sẽ không có những mục này. 
Thông tin cuối trang website chính thống của Kho bạc Nhà nước có đầy đủ thông tin liên hệ, xác thực. (http://vst.mof.gov.vn)
Thông tin của trang weblog không chính thống không có thông tin liên hệ, xác thực (www.khobac.vnweblogs.com)
Nhận biết dựa trên tên miền của website
Khi đăng nhập, truy cập vào một website, người dùng cần lưu ý xem xét kỹ tên miền đăng nhập của mỗi website. Ở Việt Nam, các website có tên miền được cấp cho các cơ quan, tổ chức nhà nước có những dạng *.vn; *.gov.vn; www.*.edu.vn. Ngoài những tên miền trên là những trang website không thuộc Nhà nước quản lý, rất khó khăn trong việc quản lý và kiểm soát nội dung được đăng tải trên Internet.
Đón đọc: Cách ngăn chặn các website có nội dung thông tin giả mạo, không chính thống trên mạng Internet

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Truy tố hai nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cùng 5 đồng phạm Ngày 27/2, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có cáo trạng truy tố hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Cùng bị truy tố về tội danh này còn có 5 bị can khác là nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Công Thiên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Mông Điệp, Võ Tấn Thái; nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dẽ và nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (QLDĐ) Trần Văn Hùng. Hành vi vi phạm của 7 bị can nêu trên xảy ra tại dự án khu du lịch sinh thái tâm linh (STTL) Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi (BTSN) Vĩnh Trung trên núi Chín Khúc nằm ở phía Tây TP Nha Trang liên quan đến việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ), cấp giấy chứng nhận quyền (CNQSDĐ). Từ sai phạm tại dự án Cửu Long Sơn Tự Theo...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...