Chuyển đến nội dung chính

Vì sao miễn nhiệm Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giữa nhiệm kỳ?

09:40 16/10/2019
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến sinh ngày 1-8-1959 tại Hà Tĩnh. Bà có học hàm, học vị Phó Giáo sư, Tiến sỹ Y khoa. Từ 8-2011 bà là Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như CAND online đã đưa tin, ngày 15-10, thông tin tới báo chí về một số nội dung chính của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 21-10 tới, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Quốc hội sẽ dành thời gian cuối kỳ họp này cho công tác nhân sự. Tại kỳ họp này, có 2 vị trí nhân sự được miễn nhiệm là Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Bộ trưởng Bộ Y tế. 
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định sẽ được miễn nhiệm thôi chức Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thôi không làm Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật. Hiện Bộ Chính trị đã có quyết định phân công ông Nguyễn Khắc Định làm Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa.
Trường hợp Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, trả lời vì sao phải miễn nhiệm khi nhiệm kỳ Bộ trưởng của bà Tiến vẫn còn đến năm 2021, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, do bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Trước đó, ngày 14-10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc với tập thể Ban Cán sự đảng Bộ Y tế về thi hành Quyết định của Bộ Chính trị. Theo đó, Bộ Chính trị phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ kiêm giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế thay bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Bà Tiến mới đây đã được bổ nhiệm Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến sinh ngày 1-8-1959 tại Hà Tĩnh. Bà có học hàm, học vị  Phó Giáo sư, Tiến sỹ Y khoa. Từ 8-2011 bà là Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế.
Ngày 15-10, trong chuyến công tác tại tỉnh Thái Nguyên, bà Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ “Có lẽ hôm nay là chuyến công tác cuối cùng của tôi trên cương vị Bộ trưởng Bộ Y tế sau 2 nhiệm kỳ làm Bộ trưởng, gần 5 năm là Thứ thưởng; 2 nhiệm kỳ là đại biểu Quốc hội khóa 12 và 13. Sau đó, tôi sẽ tập trung vào làm việc tại Ban bảo vệ sức khỏe T.Ư".
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bày tỏ mong muốn chú trọng công tác y tế dự phòng, người dân cần được chăm sóc sức khỏe từ khi chưa có bệnh. Công tác dự phòng cần mạnh hơn để chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn cả về trí tuệ và thể chất. 
Chúng ta có 96 triệu dân, 5 - 6 triệu người có bệnh phải nằm viện, còn 90 triệu người vẫn cần được chăm sóc sức khỏe, được dự phòng bệnh tật bằng sàng lọc phát hiện sớm bệnh mãn tính và phòng bệnh bằng tiêm chủng.
Phương Thuỷ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Lực lượng Công an đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức; tội phạm tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp Việc tăng cường Công an xã chính quy và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, đối tượng có liên quan đến ma tuý; chủ động phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ đầu và tại cơ sở Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 37, sáng 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án TAND tối cao năm 2024. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về công tác phòng ngừa vi
  Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là sự thật không thể phủ nhận! (TG) - Ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tự do tín ngưỡng, tôn giáo là 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người nhấn mạnh:  “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết” . Điều này tiếp tục được hiến định trong các bản Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Ảnh minh họa TÔN GIÁO LÀ MỘT THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
  Đừng tát nước theo mưa Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, trong đó có việc ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào bị lũ lụt. Vì thế, việc Ủy ban Trung ương   MTTQ Việt Nam (MTTQ) đăng công khai 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền 527,7 tỷ đồng, tính đến 17h ngày 12/9 được dư luận đánh giá rất cao; cho đây là hành động công khai, minh bạch, kịp thời truyền tải được tình cảm của người dân Việt Nam với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Về phía MTTQ Việt Nam, thông qua sự kiện, đơn vị cũng kỳ vọng các tổ chức cá nhân khác tiếp nhận ủng hộ …, cũng làm tương tự, công khai kết quả tiếp nhận, sao kê. Thế nhưng, sau khi bản sao kê được đăng tải công khai, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều. Một số người bức xúc phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian dối khi đối chiếu thông tin công khai trước đó của một số nghệ sĩ nổi tiếng, tổ chức, doanh nghiệp với thông ti