NGUYỄN THANH GIANG ĐÃ CHẾT, NGUYỄN HÀ PHAN CŨNG ĐÃ CHẾT
Cả hai ông đã ra đi dù không trùng ngày nhưng trùng thời điểm với nhau. Đó là sự ra đi của nhà dân chủ Nguyễn Thanh Giang (Hà Nội) và của ông Nguyễn Hà Phan (tức Phạm Văn Khoa), người trước khi bị khai trừ Đảng, phế truất các chức vụ là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Phó Chủ tịch Quốc hội.
Đều dễ thấy là hai ông đã bị trách cứ, thậm chí dè bỉu chửi bới ngay cả khi hai ông đã về với thiên thu, quá cố..
- Lí do người ta chửi, xét lại tư cách ông Nguyễn Thanh Giang vì "Đi ngược lại truyền thống yêu nước, thương nòi bao đời nay của cả dân tộc, trong lúc toàn Đảng, toàn dân đồng lòng, đoàn kết đưa đất nước vượt qua những khó khăn do thiên tai, địch họa thì lại có những kẻ tận dụng tri thức được đào tạo để chống đối Đảng, Nhà nước, phá hoại sự bình yên của đất nước" với chuỗi các hoạt động chống phá của nhà dân chủ có học vị tiến sỹ, nguyên là chuyên viên kỹ thuật thuộc Tổng cục Địa chất này. Cụ thể, ông Giang từng bị Công an tỉnh Bình Phước lập biên bản, cảnh cáo về hành vi lưu giữ, phát tán trái phép các tài liệu có nội dung chống chế độ… vào tháng 3-1998.
Tuy nhiên tỏ ra ngoan cố, và không hối cải và sau đó bị Công an Hà Nội bắt quả tang về hành vi chống phá Nhà nước vào 4-3-1999; cơ quan công an đã thu giữ hàng chục tập tài liệu của các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng cơ hội chính trị có nội dung xuyên tạc, nói xấu chế độ, nói xấu Đảng, Nhà nước tại nhà riêng ông này. Và ông đã trượt dài trên con đường chống phá chế độ từ đó đến khi nhắm mắt xuôi tay. Xin được kể ra những cái mốc đáng nhớ của nhà dân chủ này, điển hình là ngày 26-11-2008, ông Giang bị cơ quan điều tra Công an Hà Nội đã khám nhà, thu trên 10 kg tài liệu và nhiều phương tiện phản ánh hoạt động vi phạm pháp luật của Nguyễn Thanh Giang, đáng chú ý phát hiện tài liệu hạch toán thu chi của ấn phẩm trái phép "Tập san Tổ quốc", giấy biên nhận tiền của một số đối tượng chống đối, cơ hội chính trị, danh sách phát tiền cho số gọi là "công tác viên"…
- Còn đối với cựu chính trị gia Nguyễn Hà Phan, người ta chửi ông chỉ vì ông là một tên gián điệp từng làm việc cho Mỹ - Nguỵ, được bố trí chui sâu leo cao vào hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của chế độ; và nếu không có sự phát giác của nguyên TBT Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) và TBT Đỗ Mười khi đó thì như dự báo ông còn tiến xa hơn nữa và sẽ không loại trừ ông sẽ là TBT tương lai; nguy cơ chuyển chế độ sang quỹ đạo như TBT đảng cộng sản Liên Xô Gorbachev đã làm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Hai cái chết đã mang theo tiếng chửi xuống mồ, kể ra đó cũng là điều mà các ông xứng đáng phải lãnh nhận cho những cái điều, sự sai lầm mà mình đã làm trong quá khứ. Song, với Mõ, hoàn toàn không băn khoăn về những tiếng chửi dành cho ông Nguyễn Thanh Giang, bởi gần như đến những giây phút cuối cùng của đời mình, ông không có bất cứ hối cải nào. Ông vẫn kiên định cái sai lầm của mình và xem như đó là điều mình làm đúng, dù dư luận, xã hội vẫn không đồng tình, trách móc và lên án ông.
Còn đối với sự ra đi và những tiếng chửi đối với ông Nguyễn Hà Phan, nhất là qua "Lời dặn dò" ông viết cho người thân thì xem chừng nên khiến cưỡng và cần có một góc nhìn khác hơn, khách quan và đúng hơn.
Bởi như phân tích mới đây của Việt Nam mới: "Ông Nguyễn Hà Phan từ ngày 17/4/1996 đã chấm dứt sự nghiệp chính trị đỉnh cao của mình. Ông đã lặng lẽ sống từ khi đó cho đến cuối đời mà không có bất cứ một điều tiếng nào. Sự phản bội, trá hình và việc làm gián điệp của ông bị trả giá kể ra như thế cũng là đã quá đau đớn. Và có lẽ sau tất cả ở Nguyễn Hà Phan đã có một sự ân hận, hối cải nhất định nên ông đã chọn một cuộc đời như thế mà không học theo những kẻ phản bội khác, tìm đến những phương trời dân chủ xa xôi để hưởng thụ.
Và có lẽ cũng ý thức được tội trạng quá lớn và chồng chất của mình nên ông đã dặn dò gia đình không đưa tin cái chết của ông lên truyền thông báo giới; từ chối nếu như chính quyền các cấp có tổ chức lễ tang cho mình khi cuối đời.
Bất cứ ai rồi cũng sẽ có những sai lầm cho riêng mình trong cuộc đời. Ông Nguyễn Hà Phan đặc biệt hơn khi ông đã có thời gian dài làm việc cho địch nguỵ, chấp nhận bán rẻ Tổ quốc của mình vì những thứ lí tưởng viển vông, không có giá trị thực tế. Nhưng rồi, "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ quay lại", dù sự quay lại, hối cải của ông Phan chưa được công khai nhưng với cách ứng xử, chọn lựa cuộc sống sau khi bị phát giác, ngã ngựa thì xin thưa đó cũng đã phần nào nói lên sự hối cải đã qua.
Một lẽ khác cũng cần được nói đến, sau chiến và suốt những năm hoà bình đã qua, một cái điều chúng ta nói đến nhiều, làm nhiều và Đảng, chế độ ta cũng đang cố gắng là hoà giải dân tộc; chúng ta đang cố gắng kết nối giữa những người đã từng bên kia chiến tuyến, chĩa mũi súng vào nhau để rồi con Lạc, cháu Hồng cùng nhau xây dựng, tô thăm non sông, tổ quốc. Và trong vô vàn điều chúng ta làm được đó là tha thứ cho những người đã phạm sai lầm; họ không ra đi, không chối bỏ tội lỗi, dám đối diện với tội lỗi và chấp nhận trả giá".
Có thể thấy rất rõ hai điều về cái chết của ông Nguyễn Hà Phan: (1) ông đã bị trả giá; (2) ông không phải là kẻ sống chết với sai lầm của mình. Ông ý thức được những tội danh của mình, sự lặng lẽ, ẩn mình suốt những năm cuối đời sau khi bị phế truất nói lên điều đó... Ông cũng dặn gia đình những điều như được chỉ ra suy cho cùng ông biết mình không xứng đáng được như thế; nếu làm thế (đưa tin truyền thông; nhờ chính quyền tổ chức tang lễ) chưa biết chừng ông còn bị nhạo báng, còn bị lên án... Và kể ra đó là điều mà không phải ai cũng ý thức được.
Nhận xét
Đăng nhận xét