Chuyển đến nội dung chính
Thông cáo đặc biệt về lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Trần Đại Quang, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Trần Đại Quang với nghi thức Quốc tang.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:

Đồng chí Trần Đại Quang, sinh ngày 12-10-1956; quê quán: Xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; thường trú tại nhà số 8, phố Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đồng chí vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26-7-1980; Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá X, XI, XII; Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá XI, XII; Chủ tịch nước (từ tháng 4-2016 đến nay), Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương; Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương; Đại biểu Quốc hội các khoá XIII, XIV; Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 10 giờ 5 phút ngày 21-9-2018 (tức ngày 12-8 năm Mậu Tuất), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Suốt quá trình hoạt động, công tác, đồng chí đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý, Huy hiệu 35 năm tuổi Đảng.

Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Trần Đại Quang, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Trần Đại Quang với nghi thức Quốc tang.

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

TÓM TẮT TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐẠI QUANG

Uỷ viên Bộ Chính trị

Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

—–

Đồng chí Trần Đại Quang, sinh ngày 12-101956, tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; thường trú tại nhà số 8, phố Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26-7-1980.

7/1972 – 10/1975: Đồng chí là học viên Trường Cảnh sát Nhân dân; học viên Trường Văn hoá ngoại ngữ Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

10/1975 – 6/1990: Là cán bộ, Phó trưởng phòng, Trưởng phòng Cục Bảo vệ Chính trị, Bộ Nội vụ.

6/1990 – 9/1996: Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh rồi Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tham mưu An ninh, Tổng cục An ninh.

9/1996 – 10/2000: Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng uỷ, Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh.

10/2000 – 4/2006: Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Được thăng quân hàm Thiếu tướng An ninh Nhân dân và phong hàm Phó Giáo sư năm 2003.

4/2006 – 01/2011: Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; được thăng quân hàm Trung tướng An ninh Nhân dân (tháng 4/2007) và phong hàm Giáo sư năm 2009. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

1/2011 – 7/2011: Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị; Đại biểu Quốc hội khoá XIII.

7/2011 – 12/2012: Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công An Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an. Được thăng quân hàm Thượng tướng (tháng 12/2011); Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.

12/2012 – 4/2016: Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công An Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, được thăng quân hàm Đại tướng (tháng 12/2012); Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Phó Trưởng Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị (tháng 01/2016). Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIII (tháng 4/2016) được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIV (tháng 7/2016) được bầu lại làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ tháng 4/2016 đến nay: Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương; Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương; Đại biểu Quốc hội khoá XIV; Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Đồng chí là Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá X, XI, XII; Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá XI, XII; Đại biểu Quốc hội các khoá XIII, XIV.

Do có nhiều công lao đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, huy chương cao quý và Huy hiệu 35 năm tuổi Đảng.



DANH SÁCH BAN LỄ TANG

đồng chí Trần Đại Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị

Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam

1. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Lễ tang.

2. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.

5. Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

6. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

7. Đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

8. Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

9. Đồng chí Tòng Thị Phóng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội.

10. Đồng chí Trương Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ.

11. Đồng chí Phạm Bình Minh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

12. Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ.

13. Đồng chí Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

14. Đồng chí Thượng tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công An.

15. Đồng chí Hoàng Trung Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội.

16. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước.

18. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

19. Đồng chí Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

20. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

21. Đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

22. Đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

23. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương.

24. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

25. Đồng chí Hoàng Bình Quân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.

26. Đồng chí Lê Minh Trí, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

27. Đồng chí Mai Tiến Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

28. Đồng chí Đào Việt Trung, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.

29. Đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

30. Đồng chí Lê Vĩnh Tân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

31. Đồng chí Lê Thành Long, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

32. Đồng chí Bùi Văn Cường, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

33. Đồng chí Thào Xuân Sùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.

34. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

35. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình.

36. Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

37. Đồng chí Lê Quốc Phong, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.



THÔNG BÁO

Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Trần Đại Quang

Tang lễ đồng chí Trần Đại Quang tổ chức theo nghi thức Quốc tang.

Linh cữu đồng chí Trần Đại Quang được quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng đồng chí Trần Đại Quang bắt đầu từ 7 giờ 00 phút, ngày 26/9/2018, tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang tổ chức vào 7 giờ 30 phút, ngày 27/9/2018 tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng từ 15 giờ 30 phút cùng ngày tại Nghĩa trang huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh và tại Hội trường Uỷ ban nhân dân huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cũng tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang.

Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Trần Đại Quang tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Trong hai ngày Quốc tang (ngày 26 và 27/9/2018), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

BAN LỄ TANG

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
Lịch trình chi tiết ngày làm việc thứ 2 của ông Trump và ông Kim ở Việt Nam Thứ Năm, 28/02/2019 07:47 AM GMT+7 (VTC News) - Đúng như tuyên bố trước đó trước đó của Tổng thống Trump, ngày làm việc thứ 2 của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều là một ngày hết sức bận rộn với lịch trình làm việc dày đặc. Theo Nhà Trắng, 2 nhà lãnh đạo sẽ bắt đầu chuỗi các cuộc họp tại khách sạn Metropole, bắt đầu bằng cuộc thảo luận riêng kéo dài 45 phút. Sau đó, ông Kim và ông Trump sẽ có cuộc gặp song phương mở rộng với các trợ lý vào 9h45.  Tới 11h55 , lãnh đạo Mỹ-Triều  sẽ có bữa trưa làm việc. 14h05, một lễ ký kết sẽ diễn ra và 15h30, Tổng tống Trump sẽ tổ chức một buổi họp báo.  Tổng thống Trump và lãnh đạo Kinm Jong-un trong bữa tối tại khách sạn Metropole. (Ảnh: Getty)  Trước đó, vào tối 27/2, Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un đã có cuộc trò chuyện ngắn trước khi dùng bữa tối cùng thành viên phái đoàn 2 bên tại khách sạn  Metropole. Tạ...