Chuyển đến nội dung chính

Cán bộ Công an Thanh Hóa bám địa bàn, giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ

 Để khắc phục hậu quả của mưa lũ vừa qua trên địa bàn, mặc dù là những ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật và lễ Quốc khánh 2-9, nhưng các đơn vị công an Thanh Hóa vẫn tăng cường lực lượng tới giúp nhân dân ổn định đời sống sau lũ. Lực lượng Công an giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã gây ra lũ lớn khiến nhiều huyện ở tỉnh Thanh Hóa như Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Yên Định, TP.Thanh Hóa bị thiệt hại nặng nề. Lũ đã tạm rút đi nhưng hậu quả để lại cho người dân nơi đây là rất lớn. Tính đến 17h ngày 2-9, tỉnh Thanh Hóa đã có 9 người chết (H.Cẩm Thủy 5 người, H.Mường Lát 4 người) và 5 người khác mất tích (H.Mường Lát 4 người, H.Quan Hóa 1 người); mưa lũ cũng khiến 208 căn nhà bị sập hoàn toàn, hơn 150 căn bị hư hỏng; gần 12.000 căn bị ngập trong nước; 20 điểm trường bị ngập, ảnh hưởng. Ngoài ra, hơn 2.500 ha lúa, rau màu và các cây trồng khác bị hủy hoại; 11.300 con gia cầm chết; có 5 cây cầu bị đổ, sập, cuốn trôi, nhiều tuyến đường bị ngập, sạt lở. Mưa lũ gây hậu quả nặng nề tại huyện Mường Lát. Để khắc phục hậu quả của mưa lũ, mặc dù là những ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật và lễ Quốc khánh 2/9, nhưng các đơn vị công an những nơi chịu ảnh hưởng của mưa lũ đã không nghỉ lễ để tăng cường lực lượng phối hợp với các lực lượng chức năng và nhân dân dựng lại nhà cửa, thu dọn đồ đạc còn sót lại, đồng thời dọn dẹp bùn đất, thông đường, thông tuyến giúp nhân dân ổn định đời sống sau lũ. Tại các huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Thạch Thành, TP.Thanh Hóa trong ngày 2,3/9, hàng trăm cán bộ chiến sỹ công an, quân đội, cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã được huy động đến các xã bị ngập để phối hợp với nhân dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Trước mắt, lực lượng công an đã ưu tiên dọn dẹp tại các nhà trường, những hộ gia đình neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn. Do nước lũ dâng cao đã làm thiệt hại một số tài sản của các trường, đồng thời để lại một lớp bùn đất dày khoảng 20-30cm, có nơi đến gần 50cm. Chia sẻ những khó khăn của nhân dân, lực lượng công an và các đơn vị chức năng đã tập trung nạo vét, gạt xúc một khối lượng lớn bùn đất, đồng thời thau rửa, dọn dẹp, lau chùi và kê đặt lại bàn ghế đảm bảo cho các em học sinh được khai giảng theo đúng kế hoạch. Đại úy Nguyễn Văn Hùng, Bí thư đoàn Thanh niên Công an huyện Vĩnh Lộc cho biết: Với tinh thần vì nhân dân phục vụ, ngay sau khi lũ rút, lãnh đạo đơn vị đã huy động trên 60 CBCS, chủ yếu là đoàn viên thanh niên để phối hợp với các lực lượng khác giúp nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ












Với phương châm “nước rút đến đâu, tổ chức dọn dẹp vệ sinh đến đó”, CBCS chúng tôi sẽ phối hợp với nhân dân khắc phục hậu quả một cách sớm nhất, trước mắt là ưu tiên các trường học trên địa bàn để các trường sớm ổn định tình hình để khai giảng năm học mới đúng kế hoạch. Tại các huyện miền núi như Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy… công tác khắc phục sau mưa lũ đang được khẩn trương triển khai. Lực lượng công an các địa phương này đã được tăng cường xuống các địa bàn trọng điểm, chịu thiệt hại nặng nề nhất để phối hợp với chính quyền, các lực lượng khác thăm hỏi, động viên những gia đình bị thiệt hại do mưa lũ, hỗ trợ lương thực, nước uống cho các gia đình bị thiệt hại. Đồng thời, có mặt tại các điểm trọng yếu để phối hợp với chính quyền địa phương, quần chúng nhân dân đảm bảo ANTT, trật tự ATGT, khẩn trương san lấp các điểm đường bị sạt lở đảm bảo đi lại và thông xe vận chuyển hàng cứu trợ cho người dân vùng lũ; tập trung các nguồn lực, khẩn trương khôi phục các công trình giao thông, điện, trường học, hạ tầng nông thôn; xử lý môi trường sau lũ, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân; chuẩn bị cơ sở vật chất cho học sinh vào năm học mới. Thiếu tá Bùi Ngọc Chuyên, Phó trưởng Công an huyện Cẩm Thủy cho biết: Trong những ngày qua, chúng tôi đã tập trung 100% quân số, tăng cường xuống các xã trọng điểm tổ chức công tác ứng cứu nhân dân, đảm bảo ANTT, trật tự ATGT, tuyên truyền vận động nhân dân đến nơi an toàn. Cảnh sát PCCC & CNCH tổ chức tìm kiếm những nạn nhân còn mất tích. Để ổn định đời sống nhân dân sau lũ, Công an huyện cũng đã huy động lực lượng, phương tiện phối hợp với lực lượng phòng cháy, cứu hộ, cứu nạn tổ chức tìm kiếm những người dân đang còn mất tích; đấu nối với những nhà hảo tâm hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho nhân dân bị thiệt hại; huy động CBCS xuống phối hợp với nhân dân tổ chức thu dọn đồ đạc còn sót lại, đồng thời dọn dẹp bùn đất, thông đường, thông tuyến giúp nhân dân ổn định đời sống sau lũ. Công an huyện Cẩm Thủy phối hợp tiếp tế cho nhân dân bị cô lập. Những việc làm thiết thực của cán bộ, chiến sỹ công an Thanh Hóa sẽ mãi là hình ảnh đẹp, góp phần cũng với các cấp, các ngành làm ấm lòng nhân dân nơi vùng lũ. Theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã làm 13 người thiệt mạng và 3 người mất tích. Trong đó, Thanh Hoá là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất với 9 người chết và 3 người mất tích.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

  Việt Nam tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn người Nạn buôn người đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng, có ảnh hưởng toàn cầu, khi tình trạng đói nghèo, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh dễ bị lợi dụng. Những đối tượng yếu thế này trở thành “con mồi” của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Mới đây, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã đưa ra một báo cáo toàn cầu về nạn buôn người, nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Thực trạng đáng báo động Báo cáo của UNODC năm 2024 chỉ ra rằng, trong năm 2022, hơn 69.600 người đã trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 khiến số lượng các vụ án giảm đáng kể. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự hồi sinh của tội phạm buôn người sau đạ...
  Vạch trần bản chất 3 “khôi nguyên” nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2024, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VHRN” ở Mỹ đã công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” để “vinh danh” các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước đang chấp hành án phạt tù về các tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc hằng năm của VHRN nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.  Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN)  là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc n...
Lịch trình chi tiết ngày làm việc thứ 2 của ông Trump và ông Kim ở Việt Nam Thứ Năm, 28/02/2019 07:47 AM GMT+7 (VTC News) - Đúng như tuyên bố trước đó trước đó của Tổng thống Trump, ngày làm việc thứ 2 của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều là một ngày hết sức bận rộn với lịch trình làm việc dày đặc. Theo Nhà Trắng, 2 nhà lãnh đạo sẽ bắt đầu chuỗi các cuộc họp tại khách sạn Metropole, bắt đầu bằng cuộc thảo luận riêng kéo dài 45 phút. Sau đó, ông Kim và ông Trump sẽ có cuộc gặp song phương mở rộng với các trợ lý vào 9h45.  Tới 11h55 , lãnh đạo Mỹ-Triều  sẽ có bữa trưa làm việc. 14h05, một lễ ký kết sẽ diễn ra và 15h30, Tổng tống Trump sẽ tổ chức một buổi họp báo.  Tổng thống Trump và lãnh đạo Kinm Jong-un trong bữa tối tại khách sạn Metropole. (Ảnh: Getty)  Trước đó, vào tối 27/2, Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un đã có cuộc trò chuyện ngắn trước khi dùng bữa tối cùng thành viên phái đoàn 2 bên tại khách sạn  Metropole. Tạ...